Đà Nẵng khó chuộc lại sân vận động Chi Lăng với giá hơn 1.200 tỷ đồng

Thỏa thuận không đạt được kết quả và đi vào bế tắc khi các bên được thi hành án không đồng ý với số tiền mà UBND TP Đà Nẵng dự định bỏ ra để giữ lại sân Chi Lăng.    
Có một ngôi làng “treo” cả thập kỷ nằm ven sông Cẩm Lệ Đà Nẵng Đà Nẵng đầu tư hơn 600 tỉ nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐT601 Ông Trương Duy Nhất tiếp tay cho Vũ “nhôm” thâu tóm đất công sản Doanh nghiệp thép khởi kiện chính quyền TP Đà Nẵng đòi bồi thường 400 tỷ đồng Đà Nẵng: Thông tin mới vụ chặt hạ 3 hecta rừng phòng hộ ven biển để làm bờ kè

Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng vừa tổ chức cuộc họp với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (bên được thi hành án), ông Phạm Công Danh, Công ty Thiên Thanh (bên phải thi hành án) và bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là UBND TP Đà Nẵng về việc thỏa thuận thi hành án đối với diện tích đất tại sân vận động Chi Lăng.

Theo đó, quan điểm của UBND TP Đà Nẵng là được giữ lại toàn bộ sân vận động Chi Lăng và sẽ thực hiện việc hoàn trả lại số tiền sử dụng đất và các khoản tài chính khác có liên quan mà Công ty Thiên Thanh đã nộp vào ngân sách thành phố, dự kiến là 1.251 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng thì bản án tuyên buộc ông Phạm Công Danh; Công ty Thiên Thanh và một công ty khác có nghĩa vụ liên đới phải bồi hoàn cho Ngân hàng Xây Dựng số tiền cao hơn nhiều lần so với con số 1.251 tỷ đồng mà thành phố đưa ra nên ngân hàng khó mà chấp nhận.

da nang kho chuoc lai san van dong chi lang voi gia hon 1200 ty dong
Ngân hàng không chấp nhận số tiền mà thành phố Đà Nẵng đưa ra để giữ lại sân Chi Lăng

Nhìn nhận trên phương diện pháp lý, Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) cho rằng: Sân vận động Chi Lăng hiện tại là tài sản được thi hành theo bản án đã có hiệu lực pháp luật; Việc UBND TP Đà Nẵng muốn nhận lại tài sản thì phải tuân thủ bản án phúc thẩm đã có hiệu lực.

Theo đó, bản án tuyên thế nào thì phải thực hiện theo nội dung đã tuyên. Nếu UBND thành phố Đà Nẵng muốn nhận lại tài sản thì phải thanh toán bằng tiền như bản án đã tuyên.

Trong trường hợp UBND TP Đà Nẵng cho rằng, việc giao đất không đúng quy định pháp luật, thì cần phải thực hiện theo trình tự tố tụng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án phúc thẩm đang có hiệu lực, để xem xét lại bản án theo đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng.

Dĩ nhiên, UBND TP Đà Nẵng cần cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở và căn cứ pháp luật; việc này thể hiện sự văn minh trong quản lý nhà nước cũng như tuân thủ pháp luật.

da nang kho chuoc lai san van dong chi lang voi gia hon 1200 ty dong
Một góc sân vận động Chi Lăng

Cũng theo Luật sư Phiệt, trường hợp còn lại, cơ quan thi hành án vẫn tiếp tục thực hiện việc thi hành án là bán đấu giá tài sản; tuy nhiên tài sản đảm bảo là loại đất giao có thời hạn, hơn nữa, khu phức hợp sân vận động Chi Lăng mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất, nên sẽ ít hoặc không có nhà đầu tư nào dũng cảm mua đấu giá tài sản này.

Trong trường hợp bán đấu giá, UBND TP Đà Nẵng cũng có thể “mua” lại tài sản của chính mình, khi đó số tiền phải trả sẽ thấp hơn yêu cầu của ngân hàng, nhưng chắc chắn không thấp hơn 1.200 tỷ đồng mà Đà Nẵng dự kiến bỏ ra.

Tuy nhiên, việc UBND TP Đà Nẵng sử dụng ngân sách Nhà nước với số tiền lớn để chi trả nhằm nhận lại tài sản là sân vận động Chi Lăng thì phải tuân thủ luật Ngân sách Nhà nước 2015.

N.Dương
Phiên bản di động