Yên Bái phấn đấu thực hiện hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử

Trong nhiệm kỳ tới, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện có hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh.
Yên Bái sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX Hướng tới xây dựng TP Yên Bái trở thành đô thị loại I trong tương lai Tạm dừng Trung tâm Hành chính công trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng Bộ tỉnh Yên Bái

Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Đỗ Đức Duy đã nhấn mạnh và xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải trú trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Đỗ Đức Duy phát biểu trong buổi họp báo tuyên truyền Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Đỗ Đức Duy phát biểu trong buổi họp báo tuyên truyền Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái.

Cụ thể, trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục xác định “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển” là một trong ba đột phá chiến lược.

Để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo động lực đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030, tỉnh Yên Bái đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất là hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới với tầm nhìn dài hạn. Tiếp đó là thực hiện tốt khâu đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dự án trọng điểm…

Hai là huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước để phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch theo 4 vùng du lịch trọng điểm gồm vùng du lịch hồ Thác Bà và dọc sông Chảy; vùng du lịch thành phố Yên Bái và Nam Trấn Yên; vùng du lịch Bắc Trấn Yên - Văn Yên; vùng du lịch miền Tây.

Trong giai đoạn tới, tỉnh Yên Bái cũng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 2 đô thị trọng điểm, sớm đưa TP Yên Bái trở thành đô thị loại II (đô thị xanh, bản sắc, hạnh phúc) vào năm 2022, phấn đấu đến năm 2025, TX Nghĩa Lộ trở thành đô thị loại III (thành phố văn hóa - du lịch xanh), 2 thị trấn và vùng phụ cận (Yên Bình, Mậu A) đáp ứng tiêu chí đô thị loại IV và phát triển 22 đô thị loại V.

Yên Bái phấn đấu thực hiện hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử
Tỉnh Yên Bái đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thực hiện hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử.

Tỉnh Yên Bái cũng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện có hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh nhằm sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư và tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển liên kết vùng theo 2 trục chính: Trục Tây Bắc - Đông Nam dọc theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 70; trục Đông - Tây theo tuyến Quốc lộ 37 - Quốc lộ 18. Trọng tâm là liên kết hợp tác phát triển thương mại, dịch vụ liên vùng, quốc tế theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Tiếp đó là mở rộng hợp tác phát triển trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2030, Yên Bái trở thành một trong những trung tâm giao lưu văn hóa, liên kết kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đức Mậu
Phiên bản di động