Xâm hại trẻ em phần lớn là người quen

Nhiều học sinh đã kể lại những câu chuyện tai nghe, mắt thấy và những nỗi lo xung quanh thông tin người xâm hại trẻ em phần lớn là người quen. Các em cũng bày tỏ nguyện vọng  được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện…
Tăng cường phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em: Quy trách nhiệm người đứng đầu Hiếp dâm con riêng của vợ hờ, cha dượng ở Quảng Nam lĩnh 20 năm tù Giúp trẻ em phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục Cựu hiệu trưởng xâm hại tình dục nhiều nam sinh bị truy tố nhiều tội danh

Sáng 2/12, tại trường THCS Hữu nghị Việt Nam- Angiêri, Hội LHPN Thành phố Hà Nội, tổ chức Plan Internationl phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức buổi truyền thông “Phòng, chống xâm hại và xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em” năm 2019.

xam hai tre em phan lon la nguoi quen
Học sinh chia sẻ cùng chuyên gia những câu chuyện mình biết

Tại buổi truyền thông, Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh - Giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam trực tiếp tuyên truyền chia sẻ về kỹ năng phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Qua đây nhằm giúp các em học sinh, nhất là trẻ em gái có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại và bạo lực; vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục để các em được sống và học tập trong môi trường an toàn, lành mạnh.

xam hai tre em phan lon la nguoi quen
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh - Giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam trực tiếp tuyên truyền chia sẻ về kỹ năng phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em

Bên cạnh đó, các em cũng nói lên nhiều ý kiến gửi đến người lớn và các cơ quan chức năng. Như trẻ em với với đề phòng, chống bạo lực trẻ em; Trẻ em với vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em và tảo hôn; Trẻ em với vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; Trẻ em với vấn đề phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng…

Ngoài ra, các em cũng chia sẻ những câu chuyện được nhìn thấy, nghe thấy xung quanh môi trường sống. Các em cho rằng, xâm đến các trẻ em không ai khác lại chính là người quen…Qua những trao đổi này, các em bày tỏ nguyện vọng, mong muốn được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, giúp các em có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần; được tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong trường học và ngoài xã hội…

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Thành phố Hà Nội cho biết, trong thời gian qua các cấp hội Hội phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phòng chống bạo lực phụ nữ và trẻ em.

Hội đã phối hợp với các đơn vị ra mắt mô hình Ngôi nhà an toàn, chống tai nạn thương tích cho trẻ em và nhà tạm lánh. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn kỹ năng phòng, chống xâm hại, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, phòng chống tội phạm, an toàn trong môi trường xã hội, phòng chống mua bán người, tệ nạn xã hội…Đã khảo sát những nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em khi tham gia vào các hoạt động ở nơi công cộng, từ đó đưa ra giải pháp, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong quy hoạch, xây dựng thành phố “an toàn thân thiện với mọi người, đặc biệt là trẻ em gái.

Theo một khảo sát của tổ chức Plan Internationl tại Việt Nam với 3.000 học sinh THCS và THPT tại thành phố Hà Nội năm 2014 cho thấy có 11% học sinh đã từng bị quấy rối, xâm hại tình dục trong vòng 6 tháng từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014.

Nhiều vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em xảy ra chưa được xử lý nghiêm minh, nhiều vụ hình sự nghiêm trọng nhưng lại được thương lượng dân sự. Định kiến với nạn nhân bị bạo lực khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ, im lặng chấp nhận và không dám tố cáo. Trẻ em, phụ nữ không được tiếp cận, cung cấp thông tin và kiến thức để tự bảo vệ mình. Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân, những khuôn mẫu, định kiến giới khiến cho nạn nhân không dám lên tiếng khi nạn nhân của bạo lực hoặc không dám lên tiếng bảo vệ người khác cũng kiến cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn.

Lê Tâm
Phiên bản di động