Vựa vải thiều ở Hải Dương năm nay mất mùa

Sản lượng quả vải thiều tươi năm 2019 của huyện Thanh Hà ước tính chỉ đạt khoảng 18.000 tấn, giảm hơn một nửa so với năm ngoái. 
Mãn nhãn cây trái tại “Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn” năm 2019 Khai mạc sự kiện “Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn” tại Hà Nội năm 2019

Mới đây, tại thị trấn Thanh Hà, UBND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã tổ chức khai mạc Ngày hội vải thiều Thanh Hà năm 2019. Ngày hội vải thiều năm nay có 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm vải thiều và các loại nông sản, sản phẩm du lịch của Thanh Hà.

vua vai thieu o hai duong nam nay mat mua
Vải thiều Thanh Hà được nhiều người biết tới với chất lượng đảm bảo.

Sản lượng quả vải tươi năm 2019 của huyện Thanh Hà ước tính chỉ đạt khoảng 18.000 tấn, giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Nguyên nhân vải tại Thanh Hà năm nay mất mùa là do thời tiết vụ Đông Xuân 2018-2019 ấm, ẩm, ít rét, không có các đợt rét đậm kéo dài, không thuận lợi cho cây vải phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả, đặc biệt là cây vài chính vụ (vải thiều)...

Theo thông tin từ Sở Công thương tỉnh Hải Dương, giá vải thời điểm hiện tại khoảng 30-35.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay, đã có 500 kg vải xuất khẩu sang Anh. Dự kiến trong tuần tới, vải sẽ được xuất khẩu sang Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Indonesia.

Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ vải quả trong nước và trên thế giới tiếp tục có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vải quả tươi sẽ vẫn được ưa chuộng nhưng xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm vải quả sẽ diễn ra mạnh mẽ. Các sản phẩm bánh kẹo, mứt, bột và nước ép sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các phân khúc bán buôn thay vì chỉ có sản phẩm vải tươi thống trị phân khúc này như trước kia.

Đồng thời, người tiêu dùng sẽ ngày càng khó tính hơn khi chọn các sản phẩm vải quả do họ có nhiều lựa chọn hơn từ các nước khác nhau trên thế giới. Mặc dù vậy, những sản phẩm an toàn và giữ được hương vị tự nhiên sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Hiện tại, thị trường tiêu thụ chính của vải thiều Thanh Hà vẫn là thị trường nội địa, đặc biệt, thị trường chủ yếu là TP Hà Nội, TP HCM, TP Cần Thơ và khu vực Miền Trung, Tây Nguyên. Ngay từ đầu vụ, tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh kết nối tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn như Metro, Co.opmart, Hapro, Big C, Vinmart, các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội và TP HCM và các doanh nghiệp đầu mối thu mua khác.

vua vai thieu o hai duong nam nay mat mua
Vải thiều ở Hải Dương được chứng nhận VietGap gồm 20 cơ sở với 334ha.

Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cũng đặc biệt quan tâm và sát sao trong việc xuất khẩu vài Thanh Hà ra thị trường nước ngoài có truyền thống tiêu thu như Trung Quốc và duy trì sản lượng tiêu thụ ổn định như Mỹ, Canada, Australia, Pháp, Thuỵ Điển và một số nước Châu Âu khác. Đồng thời cũng đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại tìm kiến các thị trường mới như Nhật Bản.

Theo thống kê, năm 2019, diện tích vải quả toàn tỉnh Hải Dương là 10.500 ha. Vải được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP là 334ha, tại 20 cơ sở (trong đó, ở huyện Thanh Hà có 14 cơ sở; huyện Chí Linh có 6 cơ sở). Vải được sản xuất theo hướng GAP (nông dân được tập huấn, hướng dẫn và sản xuất theo quy trình VietGAP) là 8.000ha. Vải được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU gồm có 13 vùng, tổng diện tích 131,68ha, (trong đó, huyện Thanh Hà 9 vùng với 92,68ha - 20,24 ha vải sớm, 72,44ha vải thiều; huyện Chí Linh có 4 vùng với 39ha vải thiều).

Đức Mậu
Phiên bản di động