Vĩnh Phúc: Truy trách nhiệm người đứng đầu nếu để khai thác khoáng sản trái phép

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành vừa ký Chỉ thị số 29/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu giao năm 2023Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho thủ trưởng cơ quan đơn vị năm 2023Vĩnh Phúc: Bắt giữ đối tượng truy nã sau hơn 10 năm lẩn trốn

Chị thị nêu rõ: Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương chưa chặt chẽ; quá trình khai thác khoáng sản không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường; còn có các điểm mỏ khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng thời hạn việc cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ theo quy định; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thời gian vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; việc tập kết, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp chưa được ngăn chặn triệt để…

Phương tiện bị tạm giữ do khai thác đất trái phép tại xã Kim Long, huyện Tam Dương
Phương tiện bị tạm giữ do khai thác đất trái phép tại xã Kim Long, huyện Tam Dương

Nguyên nhân được chỉ ra là: Những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên là do sự chưa có vào cuộc quyết liệt của của một số ngành, cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương, thậm chí còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan cấp trên; chưa kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương thanh, kiểm tra, rà soát và ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu Sở TN&MT không tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cấp giấy phép mới hoặc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật. Đề xuất UBND tỉnh đình chỉ khai thác và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân vi phạm.

“Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản ở các điểm mỏ không theo đúng nội dung giấy phép, vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường; các điểm mỏ được phép cấp phép đã hết hạn hoặc hết trữ lượng... mà không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác và thực hiện đóng cửa mỏ để bàn giao cho địa phương, chủ sử dụng đất quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật” - Chỉ thị số 29 nêu rõ.

Công an tỉnh là đơn vị được giao chủ động điều tra, đấu tranh, xử lý hình sự và triệt phá các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép và các vụ việc trốn thuế đối với hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trong đó, Giám đốc Công an tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác đất, cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh. Đồng thời gắn rõ trách nhiệm của từng đơn vị nghiệp vụ, Công an cấp huyện, Công an cấp xã và cán bộ, chiến sĩ được phân công quản lý theo lĩnh vực, địa bàn và xử lý về trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm về khai thác đất, cát, sỏi, đất san lấp trái phép và sử dụng các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải trọng quy định.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc lợi dụng các dự án hạ cốt đất nông nghiệp và lâm nghiệp, nạo vét công trình thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, khai thác đất trái phép trên diện tích đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo các sở, ban, ngành tùy theo nhiệm vụ, chức năng được phân công có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mất an ninh trật tự trên địa bàn trong hoạt động khoáng sản.

Chỉ thị 29 cũng nêu rõ, các điểm mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ được khai thác khoáng sản trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 17 giờ hàng ngày, trường hợp đặc biệt phải khai thác ngoài thời gian này nhằm phục vụ thi công các công trình dự án cấp bách, quan trọng phải có ý kiến của UBND tỉnh mới được phép thực hiện.

Đặc biệt, các phương tiện khai thác, vận chuyển khoáng sản ở các điểm mỏ cấp phép trên địa bàn tỉnh phải gắn biển ghi rõ tên của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được cấp giấy phép khai thác để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và thuận lợi cho người dân tham gia giám sát.

Lê Sơn
Phiên bản di động