Vĩnh Phúc: Doanh nhân cựu chiến binh gương mẫu, tích cực đóng góp phát triển quê hương

Ði qua chiến tranh, để lại một phần máu xương của mình nơi chiến trường đổi lấy độc lập, tự do cho dân tộc, trở về đời thường, chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, trở thành một một doanh nhân tiêu biểu làm kinh tế giỏi để phát triển kinh tế cho quê hương sinh ra và lớn lên.
Vĩnh Phúc: Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên kiểm tra công tác phòng chống dịch Vĩnh Phúc: Phát hiện, thu giữ gần 200 cây thuốc lá nhập lậu Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Bố trí hơn 505 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2022

Quyết tâm thoát nghèo, làm giàu

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, sau khi rời quân ngũ với tỷ lệ thương tật cơ thể trên 61% (thương binh 2/4), bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, thương binh Đỗ Văn Ngưỡng đã kiên trì vượt qua khó khăn phát triển kinh tế gia đình và tích cực tham gia công tác từ thiện, an sinh xã hội.

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động
Doanh nhân chiến binh ông Đỗ Văn Ngưỡng tiêu biểu phát triển kinh tế giỏi thấm nhuần lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Năm 1978, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc anh thanh niên sinh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường Đỗ Văn Ngưỡng nhập ngũ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Sau quá trình huấn luyện tại Sư đoàn 316, Quân khu 2, Đỗ Văn Ngưỡng được điều động lên mặt trận thuộc tỉnh Lai Châu. Trong trận chiến đấu tại cao điểm 1406 thuộc huyện Phong Thổ vào đầu năm 1979, Đỗ Văn Ngưỡng không may trúng đạn quân thù và bị thương.

Do sức khỏe yếu, anh được đưa về tuyến sau làm công tác hậu cần phục vụ cho lực lượng tuyến đầu tiếp tục chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước CHXHCNVN) nhân ngày Cựu chiến binh Việt Nam
Ông Ngưỡng chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước CHXHCNVN) nhân Ngày Cựu chiến binh Việt Nam

Phục vụ trong quân ngũ đến năm 1981, Đỗ Văn Ngưỡng xuất ngũ trở về địa phương. Hành trang với anh khi ấy chỉ là chiếc ba lô đã ngả màu, những vết thương quặn đau mỗi khi trái gió trở trời cùng những ký ức hào hùng về một thời oanh liệt đã cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.

Ông Đỗ Văn Ngưỡng nhớ lại hồi ức: “Về quê giữa thời đất nước còn bao cấp, kinh tế khó khăn chung, nhìn vợ con nheo nhóc đói nghèo mà mình không cầm được nước mắt.

Doanh nhân CCB Nguyễn Văn Ngưỡng- Giám đốc công ty TNHH tổ họp Vĩnh Thịnh chụp ảnh cùng Phó Thủ tướng chính chủ Vũ Đức Đam
Doanh nhân CCB Đỗ Văn Ngưỡng- Giám đốc công ty TNHH Tổng hợp thương mại Vĩnh Thịnh chụp ảnh cùng Phó Thủ tướng chính chủ Vũ Đức Đam

Người lính không đầu hàng, rơi nước mắt ngay cả khi cận kề cái chết, mà giờ đây tâm can giằng xé bởi nỗi đau đói nghèo đang hằng ngày nhức nhối.

Quyết không đầu hàng số phận, sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, tôi bàn với vợ phải cố làm kinh tế để vươn lên, không thể để đói nghèo đeo bám cả cuộc đời mình, rồi cuộc đời các con mình.”

Thế rồi, ông bà lao vào làm đủ nghề từ làm trồng dâu nuôi tằm, cấy lúa cho đến thu mua thu mua nông sản ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Yên Bái về bán kiếm lời.

Sau bao khó khăn, vất vả, đến năm 2002 với số vốn tích lũy, cùng sự động viên, hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng đội, ông vay ngân hàng 500 triệu đồng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh con giống, cây trồng và chăn nuôi, phát triển dịch vụ nông nghiệp phục vụ nhu cầu của bà con trong vùng.

Nhờ làm ăn uy tín, trách nhiệm, công việc kinh doanh của gia đình ông ngày càng khấm khá, nhiều khách hàng từ phương xa biết tiếng tìm đến ông, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình.

Vĩnh Phúc: Doanh nhân cựu chiến binh gương mẫu, tích cực đóng góp phát triển quê hương
Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua " Cựu chiến binh gương mẫu"

Năm 2007, ông tiếp tục vay vốn, thuê hơn 1.000m2 đất bên bờ sông Hồng kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng, vận tải đường thủy, đường bộ…

Những năm 2010, vợ chồng ông tiếp tục đầu tư, mở rộng sang chăn nuôi lợn thịt. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với bản lĩnh, sự sáng tạo, kiên trì và uy tín trong kinh doanh, vợ chồng ông đã từng bước vượt qua khó khăn, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh.

Xứng danh bộ đội Cụ Hồ

Ông Nguyễn Phùng Xuân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh cho biết: “Bác Ngưỡng là người tích cực tham gia các phong trào, hoạt động từ thiện, chăm lo giúp đỡ gia đình chính sách, người nghèo trong xã”. Hằng năm Thương binh Đỗ Văn Ngưỡng và gia đình còn dành ra khoản kinh phí hàng trăm triệu đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để tham gia các hoạt động như: Hướng về Trường Sa, Hoàng Sa; giúp đỡ cựu chiến binh nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh; xây dựng nông thôn mới; tặng quà cho các gia đình chính sách; ủng hộ phòng chống dịch COVID-19…

Cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng (đứng giữa) ủng hộ chính quyền xã Vĩnh Thịnh trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Thiệu Vũ
Cựu chiến binh Đỗ Văn Ngưỡng (đứng giữa) ủng hộ chính quyền xã Vĩnh Thịnh trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Thiệu Vũ

Hiện nay, Công ty TNHH Tổng hợp thương mại Vĩnh Thịnh cửa thương binh Đỗ Văn Ngưỡng kinh doanh ngày càng phát triển với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20-25 lao động là người địa phương, cựu chiến binh, đồng đội cũ của ông và con em gia đình chính sách trong xã với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Bảng vàng cống hiến Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu toàn quốc
Bảng vàng cống hiến Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu toàn quốc

Những đóng góp của ông Đỗ Văn Ngưỡng trong suốt những năm qua đã được các cấp, các ngành ở địa phương và Trung ương ghi nhận, tuyên dương với những thành tích: Hội viên Cựu chiến binh sản xuất giỏi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015, 2016, 2017, 2018; Doanh nhân Cựu chiến binh tiêu biểu toàn quốc; Doanh nhân Văn hóa thế kỷ 21; được Văn phòng Quốc hội tặng biểu tượng Quốc huy năm 2016 và rất nhiều Bằng khen của Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường và xã Vĩnh Thịnh quê ông.

Xuân Sơn
Phiên bản di động