VietJet Air tiếp tục đầu sổ về chậm chuyến bay

Trong tháng 5/2019, VietJet Air có 2.090 chuyến bay chậm và 6 chuyến bị hủy.
Vietjet chậm, hủy chuyến nhiều do bị 'thổi còi' việc phi công bay quá giờ Vietjet Air chậm chuyến, hủy chuyến và còn gì nữa? Vietjet liên tục chậm, hủy chuyến: Khi "thượng đế" cũng bị xem thường!

Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố tổng hợp số liệu khai thai thác các chuyến bay đúng giờ, chậm hủy chuyến của các hãng hàng không trong tháng 5/2019 (giai đoạn từ 19/4/2019 - 18/5/2019).

Theo đó, trong tháng 5/2019, 5 hãng hàng không của Việt Nam đã khai thác 28.754 chuyến bay, trong đó dẫn đầu là VietJet Air với 11.630 chuyến, tiếp theo là Vietnam Airlines với 10.223 chuyến, Jetstar Pacific 4.264 chuyến, Bamboo Airways 1.573 chuyến, ít nhất là VASCO với 1.063 chuyến.

vietjet air tiep tuc dau so ve cham chuyen bay
Máy bay của VietJet Air đáp xuống sân bay Nội Bài.

Về số chuyên bay cất cánh đúng giờ, Bamboo Airways chiếm tỷ lệ cao nhất 95,2%, với 1.497 chuyến; tiếp theo đến Vietnam Airline với 9.156 chuyến đúng giờ, chiếm 89,6%; VietJet Air đúng cuối với 9.540 chuyến đúng giờ, tương ứng tỷ lệ 82,0%.

Đáng chú ý, trong tháng 5/2019, VietJet Air tiếp tục đầu sổ về chậm chuyến bay với 2.090 chuyến bay bị chậm, chiếm tỷ lệ 18% trong tổng số các chuyến bay đã khai thác; Vietnam Airlines có 1.067 chuyến chậm; Jetstar Pacific có 606 chuyến chậm; Bamboo Airways có 76 chuyến.

Về hủy chuyến, hãng VASCO dẫn đầu với 12 chuyến bị hủy; tiếp theo là VietJet Air với 6 chuyến; Vietnam Airlines có 5 chuyến bị hủy; duy nhất hãng Jetstar Pacific là không hủy chuyến nào.

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, nguyên nhân chậm, hủy chuyến chủ yếu là do tàu bay về muộn, do lỗi chủ quan của các hãng hàng không và các trang thiết bị và dịch vụ tại sân bay...

Trong văn bản báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải mới đây, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong Chương trình đánh giá tối thiểu an toàn hàng năm về việc giám sát giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) đối với Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air), Cục đã kiểm tra thời gian làm nhiệm vụ, thời gian nghỉ ngơi đối với thành viên tổ bay theo quy định tại phần 15 Bộ Quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Theo đó, một số trường hợp phi công của VietJet Airkhông tuân thủ đúng chế độ làm việc, nghỉ ngơi theo quy định, vượt quá quy định về thời gian tối đa phi công được phép làm nhiệm vụ bay trong 28 ngày là 100 giờ bay. Nguyên nhân, theo báo cáo của VietJet Air là do trong quá trình chuyển đổi và sử dụng hệ thống phần mềm phân lịch bay mới, Vietjet đã gặp một số khó khăn trong công tác theo dõi dữ liệu, dẫn đến không kiểm soát tốt giới hạn thời gian làm nhiệm vụ bay của phi công.

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo VietJet Air thực hiện ngay các giải pháp nhằm thực hiện việc phân lịch bay cho phi công theo quy định về thời gian làm nhiệm vụ bay tại Bộ Quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Văn Huy
Phiên bản di động