Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cho biết Hà Nội muốn hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ để sản xuất các thiết bị y tế chống Covid-19.
Sau 15/4, chiến lược chống dịch ở Việt Nam thế nào? Tạm dừng xuất khẩu các loại thuốc sử dụng để điều trị COVID-19 Ông Trump lên tiếng về 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế gửi từ Việt Nam

Đề xuất này được Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đưa ra với các tập đoàn y tế như Medtronic, Gilead, Bayer trong cuộc trao đổi trực tuyến với Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế Mỹ (BCIU) ngày 14/4, thông cáo hôm nay của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho biết.

Tham dự cuộc họp có ông Peter Tichansky, Chủ tịch BCIU và đại diện cấp cao của 40 doanh nghiệp lớn của Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Được thành lập từ năm 1955, BCIU là một trong các hiệp hội doanh nghiệp có uy tín của Mỹ.

Trong cuộc họp trực tuyến, Đại sứ Ngọc cũng đề nghị các doanh nghiệp Mỹ chia sẻ thông tin về quá trình nghiên cứu, thử nghiệm vaccine, thuốc điều trị các dịch bệnh, đề nghị Google chia sẻ các công nghệ liên quan trong giám sát lây lan dịch.

Mỹ hiện ghi nhận gần 603.000 ca nhiễm nCoV, hơn 25.500 ca tử vong. Tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, trong đó có máy thở, được coi là một nguyên nhân khiến diễn biến Covid-19 ở Mỹ xấu đi nhanh chóng.

viet nam muon hop tac voi my san xuat may tho
Lô hàng quần áo bảo hộ từ Việt Nam đến Mỹ ngày 8/4. Ảnh: Twitter/Donald Trump.

Đến nay Việt Nam đã xuất sang Mỹ hai lô quần áo bảo hộ do công ty DuPont sản xuất, với tổng số 900.000 bộ. Mỹ dự kiến nhập liên tục sản phẩm này với số lượng lên đến 4,5 triệu bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/4 cho biết đồ bảo hộ từ Việt Nam được chuyển đến Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ nhằm giải quyết nhu cầu khẩn cấp của nhân viên y tế nước này. Ông gửi lời cảm ơn hai công ty Mỹ là DuPont và FedEx cùng "những người bạn ở Việt Nam".

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, Mỹ cũng quan tâm hợp tác với các đối tác ở Việt Nam sản xuất khẩu trang N95.

Nguồn: VnExpress
vnexpress.net
Phiên bản di động