Vì đâu tuổi 18... chưa chịu lớn?

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhiều câu chuyện khôi hài, vừa đáng thương vừa đáng giận đã diễn ra. Làm sao để 'đánh thức' tuổi 18 để các em trưởng thành, tự lập hơn?
Hà Nội dự kiến 1/7 quét xong trắc nghiệm thi THPT quốc gia 2019 Lào Cai: Sẽ xử lý nghiêm giám thị vi phạm quy chế thi THPT quốc gia 2019 Hóa ra nữ giám thị khiến CĐM "đứng ngồi không yên" là nhân vật không tầm thường
vi dau tuoi 18 chua chiu lon
Học sinh Trường THPT Á Châu cơ sở Cao Thắng (TP.HCM) chia sẻ: Kỳ thi THPT quốc gia khép lại, chúng em vui vì đã hoàn thành kỳ thi nhưng lại buồn vì sắp phải chia tay nhau - Ảnh: Nguyệt Nhi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2019 đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc từ những người trong cuộc. Những nụ cười, những giọt nước mắt (cả niềm vui lẫn nỗi buồn), những hình ảnh đẹp sẽ còn đọng lại trong lòng nhiều người.

Ở những dòng chia sẻ này, tôi viết lên những điều cần "đánh thức" tuổi 18, lứa tuổi khép lại chặng đường 12 năm đèn sách và bắt đầu hành trình bước tiếp chặng đường mới (giảng đường ĐH - CĐ, học nghề, đi làm...).

"Đánh thức" theo nhiều nghĩa. "Đánh thức" tiềm năng tuổi 18 bắt đầu từ gia đình và nhất là bản thân công dân tuổi 18. Từ những điều tuổi 18... chưa chịu lớn thể hiện trong những ngày thi (kể cả trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày) cho chúng ta thấy cần phải "đánh thức" để tuổi 18 tự lập hơn, trưởng thành hơn.

Những câu chuyện giống như khôi hài, buồn cười, vừa đáng thương vừa đáng giận đã diễn ra. Có những chuyện tưởng như đùa đã xảy ra và khó có thể chấp nhận được.

1. Nhiều thí sinh... ngủ quên. Một kỳ thi vô cùng quan trọng của tuổi học trò, của một đời người, thế nhưng vẫn có nhiều thí sinh... ngủ quên. Có thí sinh được "truy tìm", "giải cứu" ngay trước giờ G, thậm chí có thí sinh đành phải... hẹn năm sau vì trễ quá giờ quy định. Dù việc "giải cứu" là hình ảnh đẹp của mùa thi nhưng ngủ quên thì thật khó chấp nhận.

2. Số thí sinh bị đình chỉ thi vì... điện thoại khá nhiều. Dù năm nay con số này đã giảm nhưng hiểu làm sao đây? Thí sinh có thể biết cấm mang điện thoại vào phòng thi từ lúc còn học THCS (thậm chí nhỏ hơn khi báo chí, mạng xã hội thông tin rất nhiều).

Trong năm học lớp 12, nhất là trước ngày thi, nhà trường, gia đình thường xuyên nhắc nhở nhưng thí sinh vẫn... quên. Điều quên khó có thể chấp nhận bởi thường xuyên được nhắc nhở, thậm chí được cảnh báo trước ngày thi, giờ thi. Chiếc điện thoại có "sức mạnh, sức hút" thế nào mà nhiều thí sinh đành hẹn mùa thi năm sau!

3. Chụp ảnh đề thi tung lên mạng. Thí sinh

T.Đ.X. (21 tuổi, thí sinh tự do dự thi tại điểm thi Trường THPT Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) chụp ảnh đề thi văn tung lên mạng (sau 9h ngày 25-6, đã qua 2/3 thời gian thi) mà không bị giám thị phòng thi phát hiện. Mang điện thoại vào phòng thi là vi phạm quy chế thi, thế nhưng thí sinh còn "uống thuốc liều" bằng việc chụp ảnh và tung lên mạng. Thí sinh cần "phao" hay muốn chứng minh "thành tích" của mình khi qua mặt được giám thị, thành người tung đề thi lên mạng sớm nhất?!

4. Mặc quần đùi đến điểm thi làm thủ tục dự thi. Tình huống... khó đỡ của tuổi 18 khi đã được thầy cô dặn dò rất kỹ, quy chế thi rõ ràng. Cuối cùng, sinh viên tiếp sức mùa thi đã cho anh chàng này mượn quần để vào làm thủ tục. Oái oăm thay!

Trên đây là những ví dụ mà thí sinh tuổi 18, thậm chí hơn, cần phải tự "đánh thức" mình.

Còn với các bậc phụ huynh cũng cần "cởi trói" cho con em mình để con cái có được tâm lý thoải mái, tự lập và trưởng thành hơn.

Đừng quan tâm con thái quá khiến con cảm thấy khó chịu, bản thân phụ huynh mệt mỏi và có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Quan tâm những ngày thi đặc biệt của con không nhất thiết trở thành "chăm bẵm" có lẽ sẽ tốt hơn vì con đã trưởng thành rồi.

Để con độc lập, mạnh mẽ, tự tin của tuổi 18, chứ không nhất thiết phải "núp" sau lưng cha mẹ. Sự "chăm bẵm" quá mức còn vô tình gây áp lực và phiền toái cho con khi con muốn tự lập.

Hãy "đánh thức" tuổi 18 bằng việc để tuổi 18 thực sự lớn, bắt đầu từ những ngày còn thơ. Cha mẹ cần thay đổi cách quan tâm, dạy dỗ con cái bằng những việc làm đúng mực. Hãy dạy con từ thuở còn thơ, bởi dạy con cái cũng như uốn cây. Muốn cây mọc ngay thẳng và vươn cao thì cần uốn cây từ nhỏ. Dạy con cái cũng thế!

Từ đó, đến tuổi 18, các thí sinh sẽ không rơi vào những trường hợp trên, bản thân cha mẹ cũng nhẹ nhàng hơn.

Theo Tuổi trẻ
Phiên bản di động