Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử

Sáng 16/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo “Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử”.
vai tro cua bao chi trong truyen thong ve chuan muc van hoa ung xu

Tham dự Hội thảo có Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam; đại diện các Bộ, ban, ngành TƯ, UBND TP. Hà Nội; các nhà nghiên cứu văn hóa, báo chí, truyền thông và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà báo...

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận nhằm xác định những đặc điểm của văn hóa con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại; Phân tích thực trạng văn hóa ứng xử trong các lĩnh vực đời sống xã hội và xác định vai trò của báo chí trong lan tỏa những thông điệp điển hình để hình thành chuẩn mực văn hóa ứng xử; Bài học kinh nghiệm trong quá trình tuyên truyền tấm gương người tốt việc tốt, phê phán cái xấu trong xã hội.

Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2019.

Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2019.

Phát biểu đề dẫn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết: Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới, phát huy nhân tố con người trong đời sống xã hội…Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã tích cực xây dựng ban hành quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ như: Đề án Văn hóa công vụ để Chính phủ phê duyệt đã có quy định về tinh thần, thái độ văn hóa ứng xử, đạo đức ứng xử, trang phục của cán bộ, công chức, viên chức và những quy định khác; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học để xây dựng văn hóa trường học lành mạnh; UBND TP Hà Nội ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng…

Qua thời gian triển khai các Quy tắc ứng xử đã bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong ứng xử văn hóa của mỗi người, qua đó xuất hiện nhiều gương người tốt việc tốt, mạnh dạn đấu tranh với các hành vi xấu…Tuy nhiên, việc thực hiện quy tắc ứng xử trong văn hóa vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vẫn còn những vi phạm của cán bộ trong nội bộ hoặc với người dân, gây bức xúc trong dư luận, còn tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tình trạng vô cảm trong xã hội…

Hội thảo nhận được nhiều đóng góp từ các đại diện bộ, ban, ngành và phóng viên báo chí.

Hội thảo nhận được nhiều đóng góp từ các đại diện bộ, ban, ngành và phóng viên báo chí.

Để khắc phục các tình trạng nêu trên cần có những giải pháp kịp thời. Đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường phối hợp thông tin với các cơ quan báo chí. Thực tế chứng minh báo chí truyền thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội thông tin hiện nay. Trong đó, báo chí là kênh quan trọng để tuyên truyền, hướng dẫn và định hướng dư luận, hình thành chuẩn mực văn hóa ứng xử, ngăn chặn sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, nội dung hội thảo cũng đánh giá vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa về chuẩn mực văn hóa trong đời sống xã hội...

Trong khuôn khổ hội thảo cũng có nội dung trưng bày, giới thiệu các hình ảnh và tranh cổ động về nét đẹp văn hóa trong ứng xử, con người với thiên nhiên, môi trường, trong sinh hoạt cộng đồng, ứng xử văn hóa trong tham gia giao thông...

Quang Nhật
Phiên bản di động