Từ 1/7, mức đóng BHYT tăng theo lương cơ sở

Từ 1/7, khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng, mức đóng BHYT cũng tăng theo.
Sẽ dùng thẻ điện tử thay sổ bảo hiểm xã hội hiện nay Bảo hiểm y tế phát hiện nhiều sai phạm tại Bệnh viện mắt Thái Nguyên Hà Nội: Tăng giá dịch vụ y tế với người chưa tham gia BHYT

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật Bảo hiểm y tế, quy định mức đóng BHYT hộ gia đình của người thứ nhất bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo cách tính này, mức đóng tăng BHYT hộ gia đình biến động theo infograpic dưới đây:

tu 17 muc dong bhyt tang theo luong co so

Cũng theo Nghị định 146, mức hưởng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Trong trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được thanh toán 40% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

Đến tháng 6/2019, đã có 89,6% dân số tham gia BHYT. trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT.

Với kết quả này, mục tiêu đến năm 2020 có trên 90,7% dân số tham gia BHYT là hoàn toàn có khả năng thực hiện được và phấn đấu tới năm 2025 có trên 95% dân số có BHYT.

Còn gần 11% dân số (tương đương 10 triệu người) chưa tham gia BHYT. Nhóm chưa tham gia chủ yếu là đối tượng thuộc nhóm tham gia theo hộ gia đình, hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, người lao động trong một số doanh nghiệp tư nhân và sinh viên.

Huyền My
Phiên bản di động