Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, cách tính mức hưởng mới nhất

Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, cách tính mức hưởng mới nhất. Mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động theo quy định mới nhất của pháp luật là bao nhiêu?  
PV GAS tổ chức nhiều hoạt động thể thao hưởng ứng Tháng Công nhân PV GAS hành động hưởng ứng Tháng Công nhân 2019 Giải quyết kịp thời những kiến nghị của công nhân Bắc Giang: Gần 3.000 công nhân Việt Pan Pacific ngừng việc tập thể

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định, chế tài cụ thể giành riêng cho người lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong mọi trường hợp khi tham gia lao động. Quy định về các chế độ thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, trợ cấp thôi việc… Nhưng trên thực tế, việc thực thi những quy định của pháp luật vào từn vụ việc cụ thể còn gặp nhiều vấn đề. Nhiều người lao động không đòi hỏi được quyền lợi chính đáng của mình. Khi nghỉ việc lại không biết mình được hưởng những chế độ gì, tiến hành ra sao, thủ tục như nào? Để giúp cho bạn đọc nói chung cũng như những người tham gia lao động nói riêng hiểu hơn về các chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể hơn là chế độ trợ cấp thôi việc, Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin cần thiết sau đây để bạn đọc tham khảo:

Thứ nhất, về các đối tượng thuộc người tham gia lao động được hưởng trợ cấp thôi việc:

1.Hợp đồng lao động giữa người tham gia lao động và người sử dụng lao động kí kết hết thời hạn

2.Hợp đồng lao động là hợp đồng làm việc theo công việc và người tham gia lao động đã thực hiện xong

3.Chưa hết hạn hợp đồng nhưng người tham gia lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động

4.Hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp người tham gia lao động phải thi hành bản án của Tòa án về chấp hành án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

5.Người tham gia lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người tham gia lao động đã qua đời

6.Người sử dụng lao động đã qua đời, bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc mất tích do Tòa án tuyên bố

7.Người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật tại Điiều 37 Bộ luật lao động .

8.Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật tại Điều 38 Bộ luật lao động.

9.Do người sử dụng lao động tiến hành thay đổi cơ cấu sản xuất, công nghệ, máy móc sản xuất hoặc vì lý do kinh tế xã hội, do chia tách, sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp, hợp tác xã mà sau khi tiến hành chia tách, sáp nhập hay hợp nhất người sử dụng lao động không thể đáp ứng việc làm cho người tham gia lao động như ban đầu và buộc phải chất dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động.

Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động trước thời hạn hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thuộc một trong các trường hợp sau:

a, Người sử dụng lao động không đảm bảo đúng theo hợp đồng đã kí kết, đã thỏa thuận về các vấn đề như địa điểm làm việc, công việc đã thỏa thuận, điều kiện làm việc;

b, Về mức lương mà người tham gia lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhưng người sử dụng lao động không trả đầy đủ hoặc trả lương không đúng cho người tham gia lao động;

c, Người tham gia lao động bị đối xử ngược đãi, bị lạm dụng quấy rối tình dục, bị cưỡng bức lao động;

d, Người tham gia lao động hoặc người thân của người tham gia lao động có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến việc người tham gia lao động không thể tiếp tục công việc

đ, Người tham gia lao động được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử

e, Người tham gia lao động là nữ mang thai và phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ, cơ quan khám chữa bệnh;

g, Người tham gia lao động thuộc trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn và đã điều trị trong thời gian là 90 ngày liên tục.

Trong trường hợp người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, để đảm bảo được quyền lợi của mình thì người tham gia lao động cần phải thông báo cho người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động của mình đúng thời hạn quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.

+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a, Người tham gia lao động không hoàn thành công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động một cách thường xuyên;

b, Người tham gia lao động bị tai nạn hoặc ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục mà chưa hồi phục với hợp đồng lao động kí kết là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên lục trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn, và đã điều trị quá nửa thời hạn làm việc với hợp đồng kí kết là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng;

c, Vì các nguyên nhân khách quan như thiên tai, cháy nổ, bão lũ hay các lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm cách khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp diện tích sản xuất, giảm lượng nhân viên,giảm người tham gia lao động;

d, Người tham gia lao động có vi phạm thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Thời gian quy định là 15 ngày).

Trong trường hợp người sử lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động, người sử dụng lao động cần phải thông báo cho người tham lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012.

Như vậy, khi người tham gia lao động chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp trên thì người sử dụng lao động phải giải quyết các vấn đề liên quan tới chế độ trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật cho người tham gia lao động.

Thứ hai, về thời gian tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động:

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động sẽ được tính như sau: Người sử dụng lao động sẽ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên.

Trường hợp thời gian làm việc của người tham gia lao động mà có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng thì được tính là 1/2 năm làm việc.

Trường hợp thời gian làm việc của người tham gia lao động mà có tháng lẻ từ đủ 06 tháng trở lên thì được tính là tròn 01 năm làm việc.

Thời gian mà người sử dụng lao động căn cứ để tính trợ cấp cho người lao động là khoảng thời gian người tham gia lao động đã tiến hành lao động cho người sử dụng lao động, tuy nhiên người sử dụng lao động sẽ không tính khoảng thời gian mà người tham gia lao động đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp và khoảng thời gian mà người tham gia lao động đã được người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho mình, căn cứ vào quy định tại Khoản 2,3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012.

Thứ ba, về cách tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động:

Người tham gia lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc thì được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Trên đây là tất cả những lưu ý về vấn đề trợ cấp thôi việc mà công ty Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc để bạn đọc nói chung cũng như những người tham gia lao động, người sử dụng lao động nói riêng có thêm những hiểu biết pháp luật về trợ cấp thôi việc để quyền và lợi ích của mình được đảm bảo.

An Khê
Phiên bản di động