Triển lãm “Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội”

Nhiều hình ảnh đặc sắc về “Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội” trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến sẽ được giới thiệu đến công chúng từ ngày 8 - 12/11 tại khách sạn Daewoo, Hà Nội. Triển lãm do Viện Phim Việt Nam thực hiện, trong khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VI (HANIFF VI), với mong muốn giới thiệu đến đông đảo khán giả và bạn bè quốc tế hình ảnh Thủ đô Hà Nội giàu truyền thống văn hóa, yêu chuộng hòa bình và ngày càng phát triển.
Phim “Hoa nhài” tranh giải Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2022 không có “ngôi sao” Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội năm 2022 có 123 tác phẩm tham gia Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI diễn ra vào tháng 11/2022

Triển lãm sẽ bao gồm hai chủ đề chính: Giới thiệu hình ảnh trong các phim có bối cảnh là di tích, di sản văn hóa của Hà Nội và Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội qua góc nhìn của các nghệ sĩ yêu mến Hà Nội.

Triển lãm giới thiệu những hình ảnh đẹp của Hà Nội
Triển lãm giới thiệu những hình ảnh đẹp của Hà Nội

Với hơn 200 hình ảnh đặc sắc được thể hiện qua 17 pano, Triển lãm sẽ trưng bày bối cảnh quay trong các tác phẩm điện ảnh của các nhà làm phim trong nước và quốc tế, cùng những bức ảnh đẹp về một số di tích, di sản văn hóa tại Hà Nội.

Khoảng 150 hình ảnh trích từ 29 bộ phim truyện, phim tài liệu sẽ được trình bày theo thứ tự năm sản xuất phim thuộc chủ đề 1. Ở chủ đề 2 sẽ giới thiệu từ 40 đến 50 hình ảnh độc lập là những bức ảnh nghệ thuật do các nghệ sĩ: Nhà quay phim Phạm Thanh Hà, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, Nhiếp ảnh gia Hoàng Hữu Khánh… thực hiện.

Triển lãm “Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội”
Poster phim "Hoa nhài" của đạo diễn Đặng Nhật Minh - bộ phim chiếu mở màn Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI

Từ triển lãm, khán giả sẽ thấy được một Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính, bình dị nhưng vẫn kiên cường, bất khuất trong các thước phim tài liệu, phim truyện của thập kỷ 60, 70 hay một Hà Nội văn minh, thanh lịch, ngày càng phát triển trong những tác phẩm điện ảnh thời kỳ đổi mới và hội nhập từ thập kỷ 80 đến nay.

Những bức ảnh nghệ thuật về các di tích, di sản sẽ được sắp đặt theo dòng chảy đan xen và kết nối, đưa khán giả khám phá những vẻ đẹp rất riêng, những khoảnh khắc yên bình của một thành phố ngàn năm văn hiến.

Toàn bộ hình ảnh hai chủ đề chính sẽ được dựng thành clip, giới thiệu qua màn hình vô tuyến tại điểm trưng bày của Triển lãm - Khách sạn Deawoo (Ba Đình, Hà Nội).

Chợ hoa Tết trên phố cổ Hà Nội – Cảnh trong phim tài liệu “Hoa Tết Hà Nội” (1980)
Chợ hoa Tết trên phố cổ Hà Nội - Cảnh trong phim tài liệu “Hoa Tết Hà Nội” (1980)

Theo Viện Phim Việt Nam, danh sách những bộ phim có trích hình ảnh trong Triển lãm có hai thể loại.

Phim truyện có: "Em bé Hà Nội" (1974), "Sao Tháng Tám" (1976), "Hà Nội mùa chim làm tổ" (1981), "Điện Biên Phủ" (1992), "Mùa ổi" (2000), "Hà Nội 12 ngày đêm" (2002), "Hà Nội Hà Nội" (2006), "Hoa nhài" (2022).

Phim Tài liệu có: "Tiếp quản Thủ đô" (1954), "Phong cảnh Hà Nội" (1958), "Hà Nội tháng 5" (1967), "Một ngày Hà Nội" (1967), "Xuân nào vui hơn" (1976), "Mùa xuân thống nhất" (1976), "Bài ca dâng Bác" (1978), "Hoa Tết Hà Nội" (1980), "Hà Nội trong mắt ai" (1983), "Năm tháng và những tầng cao" (1984), "Kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô" (1984), "Khép lại quá khứ vì tương lai" (1994), "Phố cổ Hà Nội" (1994), "Việt Nam trên đường đổi mới" (1995), "Ngoại ô" (1999), "Chốn quê" (2001), "Tâm tình của gốm" (2007), "Những người kể chuyện phố cổ Hà Nội" (2020), "Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam" (2021).

tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động