Trầm cảm sau sinh, mẹ cùng quẫn và những cái chết tức tưởi của con trẻ

Mẹ ôm con gieo mình xuống sông Hồng, mẹ ôm 3 con nhảy cầu tự tử... vô số những vụ án đau lòng từ người mẹ gây ra với con với người thân đều bắt nguồn từ suy nghĩ tiêu cực, áp lực dồn nén trong cuộc sống mà không một ai hiểu cho họ. Thủ phạm không một ai khác đó chính là căn bệnh TRẦM CẢM SAU SINH
Ngày càng nhiều người mua thuốc chống trầm cảm Nỗi đau nữ sinh bị hàng xóm ép buộc, trai làng tung ảnh "nóng" lên mạng Căn bệnh về da khiến thiếu nữ trầm cảm đến đâm chết cha mẹ 60% phụ nữ lo lắng, trầm cảm ở “Tam cá nguyệt thứ tư” Nguyên nhân bệnh trầm cảm và cách để giúp đỡ người bệnh

Tháng 9/2018 tại Hà Nội người mẹ 25 tuổi bế con 8 tháng tuổi gieo mình xuống sông Hồng tự vẫn trước sự chứng kiến bàng hoàng của nhiều người đi đường .

Tháng 11/2019 người phụ nữ ở Hải Phòng chở 2 con ra nhảy cầu tự vẫn, theo bản năng bé 5 tuổi chạy thoát, kết quả là người mẹ và bé 1 tuổi đuối nước thương tâm.

Thương tâm nhất vẫn là vụ việc chấn động cả nước xảy ra ở Hoà bình chiều tối ngày 6/5/2020 , người mẹ ôm 3 đứa con nhảy cầu tự tử khiến 4 người đều tử vong.

tram cam sau sinh me cung quan va nhung cai chet tuc tuoi cua con tre

Vô số những vụ án đau lòng từ người mẹ gây ra với con với người thân đều bắt nguồn từ suy nghĩ tiêu cực, áp lực dồn nén trong cuộc sống mà không một ai hiểu cho họ.

Những sự việc đáng tiếc trên để lại hệ luỵ rất lớn cho xã hội, người chết thì oan khuất, người sống thì dằn văt đến suốt đời .Thủ phạm không một ai khác đó chính là căn bệnh TRẦM CẢM SAU SINH (TCSS). Nếu như người nhà( đặc biệt là người chồng) phát hiện sớm ,thăm khám và điều trị, biết chia sẻ trong cuộc sống với người mắc bệnh thì sẽ không xảy ra mất mát như vậy. Sau đây là chia sẽ của bác sĩ về vấn đề này, rất mong các bạn đọc để nhận biết.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh của phụ nữ. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ TCSS đối với các bà mẹ khoảng 10-20%. Tại Việt Nam, tỉ lệ TCSS cao hơn, theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh

Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh:

Thay đổi về nội tiết:

Ngay sau khi sinh, một sự thay đổi nhanh chóng nồng độ hormon trong máu, đó là sự giảm đi của nồng độ estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hoá mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm.

Có bệnh sử bị trầm cảm:

Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

Thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng, lo lắng quá nhiều: Sau khi sinh, người mẹ phải dành nhiều thời gian chăm sóc con nên nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, mặc cảm tự ti vóc dáng, da dẻ… Vì vậy đây cũng là một nguyên nhân làm cho người phụ nữ dễ nảy sinh bực bội, căng thẳng.

Mâu thuẫn gia đình:

Gia đình không hạnh phúc, mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết triệt để trước và sau khi sinh cũng có thể gây trầm cảm cho bà mẹ. Áp lực chăm sóc con cái, do thiếu sự giúp đỡ của người than, hoặc do áp lực về giới tính đứa trẻ cũng làm nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài. Đặc biệt, bạo hành gia đình khiến tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với phụ nữ khác.

Yếu tố cảm xúc:

Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.

Mệt mỏi:

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.

Cần phân biệt Trầm cảm sau sinh và Cơn buồn thoáng qua sau sinh

Cơn buồn thoáng qua sau sinh là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp nhất sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 70 - 80% sản phụ. Nó thường xuất hiện vài ngày sau khi sinh, thông thường là vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4.

Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi hormone, sau khi sinh hormone thai kỳ đang giảm xuống và chức năng tiết sữa bắt đầu, cùng với đó là sự suy giảm cả thể lực và tinh thần sau sinh. Cơn buồn thoáng qua sau sinh có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với TCSS như cảm giác mệt lử, không thể ngủ hay cảm thấy mình vụng về hoặc lo lắng. Cảm giác thèm ăn cũng có thể thay đổi (có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn) hoặc sản phụ cảm thấy rất dễ cáu, hay bồn chồn, lo lắng rằng mình làm mẹ chưa tốt.

Tuy nhiên, điểm khác biệt chính với TCSS là Cơn buồn thoáng qua sau sinh không phải là bệnh, nó là những cảm xúc bình thường của bà mẹ sau khi sinh bé, chỉ kéo dài vài ngày cho đến 2 tuần. Sau đó những triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị, chỉ cần sản phụ được nghỉ ngơi, có thời gian, nhận được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè... Nếu những triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần với các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì bệnh nhân bị rối loạn TCSS, cần được can thiệp điều trị.

Nhận biết sớm trầm cảm sau sinh qua các biểu hiện tâm lý và sinh lý

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường có 12 biểu hiện sau:

Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.

Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.

Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.

Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.

Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.

Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.

Giận dữ, mất kiểm soát.

Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.

Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.

Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.

Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.

Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.

Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

Nếu có từ 5 triệu chứng trở lên, trong đó có ít nhất 3 triệu chứng xếp từ 1 đến 5 thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

(Lưu ý nếu sản phụ có hành vi ngược đãi hay xâm hại trẻ hoặc nghiêm trọng hơn là có ý tưởng “sát nhi” hoặc ý tưởng tự sát cả mẹ lẫn con thì là một cấp cứu về tâm thần, cần can thiệp y khoa khẩn cấp).

Những điều chồng nên làm giúp vợ tránh trầm cảm sau sinh

Chăm mẹ bỉm là một nghệ thuật, cho nên các ông chồng nghiễm nhiên trở thành những người nghệ sĩ, phải biết dành cả tâm huyết và sự nỗ lực của bản thân để đổi lấy hạnh phúc cho vợ.

Các ông chồng phải luôn nhớ rằng, nếu có quyết tâm và sự quan tâm đúng cách, chắc chắn sẽ giúp vợ tránh được căn bệnh đáng sợ này.

Đừng để vợ phải một mình đối diện với 4 bức tường bí bách và “vật lộn” với con nhỏ. Hãy là một “điểm tựa vững chắc” cho vợ trong giai đoạn dễ bị ức chế này nhé.

Sau đây là những trọng trách mà người chồng phải làm để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình: Quan tâm đến mọi cảm xúc của vợ; San sẽ việc nhà cho vợ (nên nhớ vợ không phải là ô sin); Chủ động đưa vợ đi shopping, hẹn hò lúc rỗi; Hài hoà giữa mối quan hệ mẹ và vợ; Về nhà luôn trạng thái vui vẻ; Thức đêm trông con cho vợ ngủ; Giành bế con cho vợ mỗi khi đi làm về.

Hơn ai hết người vợ rất cần người chồng tâm lý.

BS Hồ Sỹ Thắng
Phiên bản di động