TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp mong muốn tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính

Theo các doanh nghiệp, việc giải quyết các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao (KCNC) TP Hồ Chí Minh còn chậm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn lãnh đạo UBND TP, Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính còn vướng mắc.
Từ ngày 1/6, triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số Doanh nghiệp tốn hơn 63 triệu đồng mỗi lần làm thủ tục môi trường

Ngày 27/6, UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị “Xúc tiến đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra giải pháp thu hút đầu tư vào KCNC TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị

Còn vướng mắc ở thủ tục hành chính

Là doanh nghiệp đang đầu tư vào KCNC nhưng vẫn vướng về các thủ tục hành chính, ông Võ Sỹ Nhân, Tổng Giám đốc Onehub Saigon Bund cho biết, mặc dù Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh đã rất nỗ lực trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nói chung và đơn vị nói riêng nhưng hiện nay việc triển khai dự án của doanh nghiệp này vẫn còn chậm.

Cụ thể như dự án của Onehub Saigon Bund được cấp phép đầu tư vào năm 2014, song đến nay vẫn chưa được cấp phép toàn phần. Điều này xuất phát từ quá trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 chậm do việc chuyển giao thẩm quyền giữa Ban quản lý KCNC - UBND Quận 9 - UBND TP Thủ Đức, có khả năng tiếp tục kéo dài do phải đợi điều chỉnh quy hoạch 1/2000 của KCNC.

Hệ thống giao thông trong KCNC TP Hồ Chí Minh đã hoàn thiện đầy đủ để thu hút các nhà đầu tư.
Hệ thống giao thông trong KCNC TP Hồ Chí Minh đã hoàn thiện đầy đủ để thu hút các nhà đầu tư

"Hiện nay, dự án tuyến Metro số 1 triển khai rất chậm so với dự kiến, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội kinh doanh của dự án. Chưa kể, hợp đồng thuê đất của dự án đã hết hạn từ tháng 12/2020 nhưng đến nay vẫn chưa ký được phụ lục gia hạn do phải chờ chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh về việc bổ sung quyết định giao đất.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND TP Hồ Chí Minh và các Sở, ban, ngành sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/2000 của KCNC và đẩy nhanh tiến độ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 để công ty có thể tiếp tục triển khai dự án. Chúng tôi cũng kiến nghị thành phố phê duyệt cho Ban quản lý KCNC ban hành bổ sung quyết định thuê đất và ký kết phụ lục hợp đồng thuê đất cho dự án", ông Võ Sỹ Nhân cho biết thêm.

Tương tự, ông Thái Thanh Hải, đại diện Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ cao Việt Nam - Japan cho biết, dự án của công ty ở KCNC đã được Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2019 nhưng từ đó cho đến nay, công ty chưa thể triển khai xây dựng dự án vì vướng mắc quá nhiều trong thủ tục điều chỉnh quy hoạch.

“Tháng 4/2021, chúng tôi nhận được thông báo của UBND TP Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp phải phối hợp với Ban quản lý KCNC, UBND TP Thủ Đức để điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500. Khi làm việc với Ban quản lý, chúng tôi được hướng dẫn rằng đơn vị điều chỉnh quy hoạch cục bộ là UBND TP Thủ Đức.

Chúng tôi đã thực hiện theo hướng dẫn, gửi hồ sơ đến UBND TP Thủ Đức thì nhận được phản hồi các chỉ số hoàn toàn phù hợp và hướng dẫn gặp Sở Xây dựng. Sở Xây dựng lại hướng dẫn quay về Ban quản lý để xin giấy phép xây dựng. Đến đây thì mắc kẹt vì Ban quản lý cho rằng các công văn hướng dẫn này không thay thế cho quy hoạch điều chỉnh cục bộ", ông Thái Thanh Hải cho biết thêm.

Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức Ngày hội cải cách hành chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức Ngày hội Cải cách hành chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh cho biết, KCNC là hạt nhân phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới, gắn với TP Thủ Đức, do đó, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều hỗ trợ để tháo gỡ các ách tắc của KCNC. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong KCNC vẫn còn vướng mắc ở các loại thủ tục hành chính.

Cụ thể, trong cơ chế một cửa, nếu như trước đây các thủ tục pháp lý để một doanh nghiệp đầu tư vào KCNC đều thực hiện tại một đơn vị đầu mối là Ban quản lý, tuy nhiên, khi các luật chuyên ngành thay đổi, doanh nghiệp phải làm các thủ tục cấp phép ở nhiều sở ngành như quy hoạch, xây dựng, môi trường,... khiến thời gian dự án hoàn thiện thủ tục và đi vào hoạt động rất lâu.

"Cơ chế một cửa đóng vai trong rất quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp. Do vậy cần sửa đổi quy định để các thủ tục được thu gọn về một đầu mối, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp đầu tư vào KCNC trong thời gian tới", ông Nguyễn Anh Thi nói.

Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư

Chia sẻ với những vướng mắc của doanh nghiệp, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thực tế việc giải quyết các thủ tục đầu tư trong thời gian qua còn chậm, tuy nhiên sắp tới lãnh đạo thành phố sẽ cam kết tập trung hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết các điểm nghẽn cho doanh nghiệp, từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Cụ thể, thành phố sẽ đẩy nhanh tốc độ cập nhật quy hoạch của KCNC nhanh chóng hơn, từ đó gắn trách nhiệm của các Sở, ngành để giải quyết các thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp nhanh hơn. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cơ chế thử nghiệm về chính sách phát triển KCNC sớm nhất và ban hành nghị quyết về việc này để tạo điều kiện cho KCNC phát triển.

Theo Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, KCNC đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 163 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 12,068 tỷ USD. Trong đó có nhiều dự án của các tập đoàn, công ty công nghệ cao, như: Intel (Hoa Kỳ), Samsung (Hàn Quốc), TTI (Đức), NTT (Nhật Bản)…

Các doanh nghiệp không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn liên tục tăng vốn, đầu tư mở rộng sản xuất tại KCNC, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh. Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài chiếm 31% nhưng chiếm đến 74% về vốn đầu tư. Ngoài ra, số lao động tại KCNC hiện là 42.000 người, chiếm chưa đến 1% lao động toàn TP Hồ Chí Minh nhưng đóng góp 37% giá trị xuất khẩu của toàn thành phố. Từ đó cho thấy, nếu TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư vào KCNC tốt hơn thì nơi đây sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế của thành phố càng lớn hơn trong thời gian tới.

Trao giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư
Chủ tịch UBND TP trao giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCNC, bà Lê Bích Loan, Phó Ban quản lý KCNC TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay để phát triển KCNC, TP Hồ Chí Minh cũng đang kêu gọi đầu tư gồm: Dự án nghiên cứu phát triển - ươm tạo - đào tạo; Dự án sản xuất công nghệ cao - ứng dụng công nghệ cao; Dự án dịch vụ công nghệ cao; Trung tâm quản lý điều hành dịch vụ công nghệ cao; Dự án nhà xưởng thông minh phục vụ các ngành công nghệ 4.0…

"Để được hưởng các ưu đãi của thành phố, doanh nghiệp phải có năng lực quản lý và kinh nghiệm, năng lực tài chính, năng lực ứng dụng công nghệ, hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Về chính sách, thành phố sẽ miễn giảm 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm đối với dự án đầu tư mới; Miễn, giảm thuế suất 10% không quá 30 năm; Miễn toàn bộ tiền thuê đất, hoặc miễn từ 18 - 22 năm, giảm tiền thuê đất từ 55 - 75% tuỳ theo quy mô, tính chất của từng dự án; Giảm 50% mức ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (từ 1 - 3% tổng vốn đầu tư)…", bà Lê Bích Loan cho biết thêm.

Từ ngày 1/6, triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Từ ngày 1/6, triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa"
Hướng tới năm 2021 giải quyết thủ tục hành chính tối đa 30 phút/trường hợp Hướng tới năm 2021 giải quyết thủ tục hành chính tối đa 30 phút/trường hợp
Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính của công chức trẻ Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính của công chức trẻ
Nguyễn Trang
Phiên bản di động