Tiễn ông Táo về trời cùng muôn vàn kiểu cá chép độc, lạ

Chỉ cần dạo một vòng thị trường "xe cộ" cho ông Táo, có thể thấy rất nhiều loại cá chép thật, giả vừa độc, lạ với rất nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau được bày bán cả trên mạng xã hội và chợ truyền thống.
Đốt vàng mã gây cháy phòng trọ, bốn người tử vong ở Hà Nội Người Hà Nội “không vứt túi nilon” khi tiễn ông Công ông Táo về trời Đón tài lộc năm 2021, chuẩn bị cúng ông Công ông Táo như thế nào cho đúng?

Theo quan niệm của người Việt, Táo quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Công, ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc. 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo quay về thiên đình báo cáo các việc trong nhà tới các chư thiên, dựa vào đó mà thưởng phạt mỗi người công minh.

Tiễn ông Táo về trời cùng muôn vàn kiểu cá chép độc, lạ
Cá chép đỏ và hoa mẫu đơn làm từ thạch

Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, kính lễ Táo quân sau một năm vất vả, cùng nhau thả những chú cá chép tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời cầu bình an cho gia đình vào dịp xuân mới.

Sáng 22 tháng Chạp, tại các khu chợ, tiểu thương đã đặt lớp lớp thùng thau chứa hàng đàn cá chép cam đỏ, vàng. Theo tâm lý chung, ai nấy đều mong chọn được những chú cá khỏe nhất, đẹp nhất để dâng ông Công, ông Táo, bày tỏ lòng thành kính mong ngài tâu tốt với Ông Trời phù hộ cho một năm mới ấm no hạnh phúc.

Dễ dàng thấy, thị trường cá chép cúng ông Công, ông Táo sôi động cả online và chợ truyền thống. Đặc biệt, cá chép "giả" từ các nguyên liệu khác nhau được các bà nội trợ giới thiệu nhiều trên facebook. Các mẹ, các chị khéo tay đã làm ra những “chiếc” cá chép xinh xắn với đủ loại từ thạch, bánh bao, xôi... từ ngọt đến mặn. Trong thời đại chuyển đổi số, các mặt hàng này hoàn toàn dễ tiếp cận khách hàng qua các nền tảng mạng xã hội.

Tiễn ông Táo về trời cùng muôn vàn kiểu cá chép độc, lạ
Bánh trôi tạo hình cá chép hoa sen tỉ mẩn khéo léo

Nguyễn Ngọc Anh, một thợ bánh trẻ tài năng chia sẻ về cách tạo hình những chú cá chép bằng thạch rau câu. Cô cho biết, mỗi tác phẩm cần 15-20 phút để hoàn thiện về mặt thẩm mỹ. Từng chú cá được chăm chút tỉ mỉ từ pha trộn nguyên liệu, chọn phối màu để làm sao cho tác phẩm cho ra màu sắc tươi tắn, tươi vui để đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tiễn ông Táo về trời cùng muôn vàn kiểu cá chép độc, lạ
Một “rổ” cá chép bánh bao căng tròn xúm xít

Được sáng tạo ra với mục đích đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân, những mẫu bánh, chè cá chép độc đáo được ưa chuộng trong khoảng thời gian gần đây, góp phần làm cho mâm cỗ ngày tết thêm tươi vui và đặc biệt rất hấp dẫn đối với trẻ em. Kiểu dáng đẹp và giá thành phải chăng, chỉ từ 60 nghìn đến 200 nghìn, người dân đã có thể sắm một cặp cá chép ngon lành đáng yêu lên mâm ngày lễ.

Tiễn ông Táo về trời cùng muôn vàn kiểu cá chép độc, lạ

Ngoài các món tạo hình cá chép trên mâm cỗ, ở chợ truyền thống, người dân vẫn tìm mua, lựa chọn những chú cá chép khỏe mạnh theo lễ nghi để dâng lên Táo quân. Giá cá chép vàng dao động từ 30 nghìn đồng một con tới 70-80 nghìn đồng một con.

Tiễn ông Táo về trời cùng muôn vàn kiểu cá chép độc, lạ
Cá chép thật được chuyển từ ao vào chợ

Nhiều gia đình cũng đã tranh thủ cúng ông Công, ông Táo từ trước ngày 23 tháng Chạp. Chị Hoàng Quyên (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, theo thói quen, gia đình chị cúng vào ngày 23 tháng Chạp nhưng năm nay, chị cúng trước 3 hôm. Tuy vậy, giá cá chép vài ngày trước giá vẫn tầm 60 ngàn đồng/cặp.

"Dù cúng cá chép thật hay cá "giả" thì quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của gia chủ, hướng về tổ tiên, hướng về những đạo lý, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại" - chị Quyên nói.

Tùng Lâm
Phiên bản di động