Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội

Nếu muốn thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội cần những thủ tục gì? Nếu không ở Việt Nam, có thể ủy quyền quản lý công ty hay không?
Thanh Hoá: Thành lập công ty "ma" để mua bán hoá đơn giá trị gia tăng

Câu hỏi: Do nhu cầu công việc, tôi muốn thành lập công ty Cổ phần.Tôi xin nhờ các bạn tư vấn giúp cho tôi thủ tục thành lập mới Công ty. Vì tôi không trực tiếp quản lý được công ty, tôi xin hỏi Giám đốc có thể uỷ quyền cho người khác đứng ra thay mình ký kết hợp đồng và ký thay xuất hoá đơn có được không ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 23 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội) được hướng dẫn bởi Điều 9, 10 và 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CPquy định hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân... đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

thu tuc thanh lap cong ty co phan tai ha noi
Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội. Ảnh minh họa

Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 , doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty....."

Như vậy, căn cứ theo quy định trên khi giám đốc của bạn ra nước ngoài công tác thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện mình thực hiện 1 số công việc.

Về hình thức, việc giám đốc ủy quyền cho bạn phải được thể hiện bằng Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền có đóng dấu của công ty hoặc được công chứng/ chứng thực.

Về nội dung, trong văn bản ủy quyền phải nêu rõ phạm vi và thời hạn ủy quyền cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.

Nếu trong văn bản ủy quyền của bạn đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí về nội dung lẫn hình thức thì bạn hoàn toàn có quyền thay mặt giám đốc kí hợp đồng với công ty A, miễn là công việc này được thể hiện trong phạm vi ủy quyền.

Như vậy thì Giám Đốc có thể uỷ quyền cho người khác đứng ra thay mình ký kết hợp đồng và ký thay xuất hoá đơn nếu có ủy quyền.

Văn Khê
Phiên bản di động