Thủ tục làm Căn cước công dân khi mất Chứng minh thư Nhân dân

Từ 1/7 tới, theo Thông tư 60, với trường hợp công dân làm Căn cước công dân sau khi bị mất Chứng minh thư thì cần tra cứu tàng thư Căn cước công dân.
Infographic: 6 bước cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp Ghi nhận một ngày về địa bàn làm thẻ căn cước gắn chip cho công dân Công an tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện tối đa cho người dân làm Căn cước công dân

Từ ngày 1/7, Bộ Công an sẽ chính thức triển khai vận hành dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân. Trong những tháng qua, hàng triệu người dân đã tiến hành thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip, cung cấp số liệu hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cũng từ 1/7 tới, theo Thông tư 60, với trường hợp công dân làm Căn cước công dân sau khi bị mất Chứng minh thư thì cần tra cứu tàng thư Căn cước công dân.

Các trường hợp phải tra cứu qua tàng thư Căn cước công dân gồm: Chứng minh Nhân dân 9 số bị mất hoặc hư hỏng không thể xác định được đầy đủ nội dung thông tin hoặc khi cần xác minh, đối chiếu thông tin về công dân trong tàng thư Căn cước công dân.

Thủ tục làm Căn cước công dân khi mất Chứng minh thư Nhân dân
Thủ tục làm Căn cước công dân khi mất Chứng minh thư Nhân dân

Hồ sơ để tra cứu gồm có phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu và phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân.

Trách nhiệm duyệt hồ sơ tra cứu tàng thư Căn cước công dân thuộc về 3 đơn vị. Cụ thể, tại các Công an huyện, quận, thị xã, thành phố: Trường hợp tra cứu tàng thư Căn cước công dân trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Đội tàng thư Căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.

Trường hợp tra cứu tàng thư Căn cước công dân ngoài phạm vi tỉnh, thành phố thì Trưởng Công an cấp huyện, quận duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

Tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Trường hợp tra cứu tàng thư Căn cước công dân trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Đội trưởng phụ trách công tác cấp, quản lý Căn cước công dân duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Đội tàng thư Căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.

Trường hợp tra cứu tàng thư Căn cước công dân ngoài phạm vi tỉnh, thành phố thì Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

Tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư: Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư duyệt hồ sơ cần tra cứu và gửi đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 1/7 cũng lưu ý các đơn vị nhận được yêu cầu tra cứu có trách nhiệm tra cứu theo nội dung, thời hạn tra cứu và gửi kết quả tra cứu cho đơn vị yêu cầu để kịp thời cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước cho công dân.

Theo TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động