Thử nghiệm trên khỉ mang lại hy vọng về văc xin HIV

Một vắc xin đang được thử nghiệm mới đây có vẻ như đã bảo vệ khỉ khỏi một bệnh truyền nhiễm giống HIV. Giáo sư Bali Pulendran tại đại học Y Stanford cho biết.
COVID-19 cản trở quá trình điều trị các dịch bệnh nguy hiểm khác Virus gây COVID-19 đột biến giống HIV, xâm nhập mạnh gấp 1.000 lần SARS Nhật Bản thử nghiệm thành công kết hợp thuốc HIV/AIDS điều trị Covid-19

Các chuyên gia cảnh báo rằng các kết quả nghiên cứu trên động vật thường không có tác dụng với con người. Hàng thập kỉ nghiên cứu vắc xin HIV là một ví dụ điển hình cho điều này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết vắc xin này hoạt động theo một cách khác, tác động đến 2 phần khác nhau của hệ miễn dịch.

Giáo sư Bali Pulendran tại đại học Y Stanford, Mỹ, một trong các nhà nghiên cứu, cho biết: “Câu hỏi lớn nhất là liệu các kết quả này có giữ nguyên khi chúng ta thử nghiệm trên người không.”

Các nhà khoa học đã thử điều chế vắc xin HIV từ những năm 1980, với rất nhiều lần hy vọng để rồi thất vọng. Ví dụ mới nhất là một thử nghiệm ở Nam Phi vừa bị ngừng hồi tháng 2 vừa rồi vì một loại vắc xin rất có triển vọng không hoạt động trên người.

HIV, loại virus gây bệnh AIDS, “rất khó để xâm nhập vì nhiều lí do”, Pulendran nói.

thu nghiem tren khi mang lai hy vong ve vac xin hiv

Thứ nhất, nó tấn công tế bào T của hệ miễn dịch, bất hoạt các tế bào cần thiết để cơ thể tấn công mầm bệnh. Virus này cũng dùng một số cách để giấu mình khỏi bị hệ miễn dịch phát hiện. Ví dụ, HIV “núp dưới bóng của carbohydrate”, làm các kháng thể khó nhận ra nó là virus.

Thứ hai, kháng thể là các protein đặc biệt được hệ miễn dịch sản xuất để nhận diện các vật ngoại lai, bắt lấy chúng và trung hòa chúng. Tuy nhiên, Pulendran cho biết rất khó để kích hoạt và duy trì một lượng kháng thể trung hòa đủ lớn đối với HIV.

Bởi vậy, ông và các đồng nghiệp đã thiết kế một chế độ điều trị không chỉ kích thích sản sinh kháng thể, mà cả miễn dịch tế bào. Miễn dịch tế bào bao gồm tập hợp các tế bào “sát thủ” T đi tuần tra các mô cơ thể để tìm dấu hiệu của virus, rồi phá hủy các tế bào chứa những dấu hiệu này. Pulendran cho biết: “Chúng tôi muốn khám phá việc huy động toàn bộ lực lượng của hệ miễn dịch.”

Vắc xin được thử nghiệm trong hơn 40 tuần, sau đó các con khỉ được tiêm mũi Env nhắc lại. Sau đó, các con khỉ được tiếp xúc với SHIV – bệnh HIV trên khỉ - trong 10 tuần. Kết quả cho thấy, hầu hết các con khỉ trong nhóm đối chứng đều mắc bệnh trong vòng một vài tuần. Trái lại, một phần lớn các con khỉ được tiêm vắc xin vẫn được bảo vệ.Để test vắc xin, các nhà khoa học chia những con khỉ macaques thành ba nhóm, mỗi nhóm 15 con: Một nhóm được tiêm Env, một protein virus kích thích sự sản sinh kháng thể. Nhóm thứ hai tiêm Env kết hợp với 3 chủng virus khác nhau. Mỗi virus được biến đổi để chứa một gen cho một loại protein virus gọi là Gag, có tác dụng kích thích miễn dịch tế bào. Nhóm thứ 3 là nhóm đối chứng.

5 tháng sau, các nhà nghiên cứu cho 6 con khỉ trong mỗi nhóm được tiêm vắc xin tiếp xúc với SHIV một lần nữa. Họ nhận thấy một sự tương phản rõ rệt: Trong 6 con khỉ được tiêm vắc xin chứa Gag để tăng cường miễn dịch tế bào, 4 con không bị nhiễm bệnh. Trong nhóm khỉ chỉ được tiêm vắc xin kích hoạt kháng thể, chỉ có 1 con ko bị nhiễm bệnh.

Mitchell Warren, giám đốc điều hành của AVAC, một tổ chức phi lợi nhuận ở New York tập trung vào việc phòng bệnh HIV, cho biết: “Nghiên cứu này xây dựng một khái niệm quan trọng. Nó cho thấy việc kích hoạt cả hai phần của hệ miễn dịch có thể là một phương pháp phòng HIV quan trọng.”

Trên thực tế, một số phác đồ vắc xin thử nghiệm đã thử kích hoạt hàng phòng thủ của tế bào T. Tuy nhiên, trong vắc xin mới nhất này, phản ứng của tế bào T trong máu và ở nơi virus đi vào cơ thể dữ dội hơn rất nhiều, Pulendran cho biết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Một trong các mục tiêu trước mắt là đơn giản hóa liệu trình để có thể dễ dàng thử nghiệm trên người.

Về mặt lí thuyết, các nhà khoa học lo ngại về tính an toàn của một loại vắc xin HIV tác động vào tế bào T, do virus cũng nhắm vào các tế bào này, liệu vắc xin có làm tăng nguy cơ nhiễm HIV hay không? Có một số dấu hiệu là điều này đã diễn ra ở một thử nghiệm vắc xin cố gắng kích hoạt tế bào T trước đây, Warren cho biết. Bởi vậy, nghiên cứu cẩn thận, bắt đầu từ việc thử nghiệm trên động vật là vô cùng quan trọng.

HIV khác với các mầm bệnh khác, nhưng nhóm của Pulendran cho biết bài học từ nghiên cứu của họ có thể được áp dụng trong sản xuất vắc xin nói chung. Sử dụng cả kháng thể và tế bào T có thể giúp kháng lại rất nhiều bệnh, bao gồm cúm mùa, sốt rét, và COVID-19.

Nguồn: VietNamNet
suckhoedoisong.vn
Phiên bản di động