Thái Nguyên:

Thành phố Sông Công chủ động ứng phó với dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại TP Sông Công với gần 1.000 con lợn bị tiêu hủy. Ngay sau khi dịch bệnh xảy ra, chính quyền địa phương đã gấp rút triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Việt Nam thiệt hại 3.600 tỷ đồng vì dịch tả lợn châu Phi Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 52 tỉnh, thành

Thông tin từ phía UBND TP Sông Công, Thái Nguyên, tính đến ngày 2/6, dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện tại 36 hộ chăn nuôi thuộc 17 xóm, tổ dân phố của 4 xã, phương là Lương Sơn, Phố Cò, Vinh Sơn và Bình Sơn. Tổng số lợn buộc tiêu hủy là 927 con với tổng trọng lượng 73.456 kg.

thanh pho song cong chu dong ung pho voi dich ta lon chau phi
TP Sông Công thành lập các chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi.

Ngoài ra, trên địa bàn TP Sông Công cũng xuất hiện bệnh tai xanh ở lợn tại 11 hộ thuộc 8 xóm, tổ dân phố của 5 xã, phường, buộc tiêu hủy 171 con lợn với tổng trọng lượng 11.305 kg.

Ngay sau khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi và dịch tai xanh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vất thành phố Sông Công chỉ đạo, hướng dẫn xử lý ổ dịch tại các địa bàn phát sinh.

UBND TP Sông Công đã lập 5 chốt kiểm dịch tạm thời, 1 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện nhằm kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và 4 chốt kiểm dịch động vật tạm thời cấp huyện nhằm kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Hiện tại, TP Sông Công đã cấp 3.600 lít hóa chất cho các xã phương trên địa bàn thành phố, đặc biệt tập trung cho các xã, phường thuộc vùng dịch để triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng với tổng diện tích là 9 km2. Tính đến ngày 31/5, 4 chốt kiểm dịch đã sử dụng 544 lít hóa chất, 56,64 tấn vôi bột phun khử trùng, tiêu độc cho 1.158 lượt xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, 3.000 xe vận chuyển cám và tất cả các phương tiện lưu thông qua chốt.

Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan rất nhanh, diễn biến phức tạp và khó kiểm soát, bệnh có khả năng lây lan sang các địa bàn xã phường khác chưa có dịch. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là dịch bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô đàn lớn.

thanh pho song cong chu dong ung pho voi dich ta lon chau phi
Thành phố Sông Công, Thái Nguyên chủ động ứng phó với dịch tả lợn châu Phi lây lan trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP Sông Công tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng trang thiết bị dụng cụ cần thiết cho giám sát, điều tra ổ dịch tả lợn châu Phi. Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn, nếu phát hiện phải báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý.

Đồng thời, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra, ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Sông Công. Thực hiện tiêu độc khử trùng, duy trì tốt các hoạt động của chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời. Tăng cường tuyên truyền kiểm tra và xử lý nghiêm việc vứt xác động vật ra môi trường.

Ngoài ra, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các bước tái đàn để chăn nuôi sau dịch bệnh theo quy định. Thời điểm tái đàn sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn nhiễm bệnh và đã thực hiện biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Số lượng tái đàn thường khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở, sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, nếu âm tính với dịch bệnh, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng lên 100% tổng số lợn nuôi tại cơ sở.

Đức Mậu
Phiên bản di động