Sau một năm, thịt lợn đã trở thành món ăn xa xỉ với dân nghèo Trung Quốc

Người dân ở vùng nông thôn Trung Quốc không còn lựa chọn thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày mà phải tìm đến những giải pháp khác.
Giá thịt lợn leo thang, Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương bình ổn Mang thịt lợn chưa nấu chín, một phụ nữ Việt Nam không được nhập cảnh Australia
sau mot nam thit lon da tro thanh mon an xa xi voi dan ngheo trung quoc
Cuộc khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc chưa thể sớm chấm dứt.

Theo SCMP, đa số các nhà hàng khác ở huyện Vạn An, tỉnh Giang Tây, không có thực đơn. Khách đến dùng bữa trực tiếp vào bếp chọn rau, cá và thịt sống để đầu bếp chế biến.

Nhưng vì tình trạng khan hiếm thịt lợn – thực phẩm hàng đầu ở Trung Quốc, trong nhà hàng cũng không còn thịt lợn. “Sao không chọn thịt chó nếu muốn ăn thịt?”, bồi bàn tư vấn cho thực khách, nói thêm rằng giá thịt lợn tăng cao nên nhà hàng không còn nhập về nữa.

Một số vùng nông thôn ở Trung Quốc lựa chọn thịt chó như một nguồn thức ăn thay thế chỉ là một trong số nhiều hiệu ứng của tình trạng khan hiếm thịt lợn.

Giá thịt lợn tăng vọt đặc biệt tác động đến tầng lớp thu nhập thấp ở Trung Quốc, khiến nhiều người hoài nghi về một tương lai kinh tế tươi sáng mà chính quyền ở Bắc Kinh đề ra.

Tại một siêu thị ở trung tâm huyện, giá thịt lợn nạc là 72 nhân dân tệ/kg (khoảng 236.000 đồng) trong khi giá sườn heo là 74 nhân dân tệ/kg, gấp đôi mức giá cách đây một năm và tương đương giá ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh.

“Mua 5 lạng thịt chỉ mất vài khoảng 12 nhân dân tệ vào năm ngoái, giờ đây có giá lên tới hơn 30 nhân dân tệ”, Liang Meilu, người quản lý 5 nhà trẻ ở huyện Vạn An, nói.

Các siêu thị còn bày bán thịt thỏ như một nguồn thay thế, với giá 43,6 nhân dân tệ/kg. Thứ duy nhất của lợn đỡ đắt đỏ nhất là xương vì hầu như không có thịt.

Cư dân huyện Vạn An đa số là hộ nghèo, vậy nên tình trạng khan hiếm thịt lợn có ảnh hưởng lớn đến họ. Mức lương của người dân huyện này chỉ vào khoảng 2.500 nhân dân tệ mỗi tháng, bằng một phần ba hoặc một phần tư ở các thành phố lớn.

Liu Gang, một người dân địa phương, nói: “Thịt lợn không chỉ đắt mà còn rất khó mua ở những vùng hẻo lánh. Lợn chết vì dịch bệnh rất nhiều”.

Giá thịt lợn được chính quyền ở Bắc Kinh dự báo sẽ còn tiếp tục tăng vì tình trạng khan hiếm thực phẩm này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp bình ổn giá thịt lợn như tăng nguồn cung, tăng nhập khẩu thêm 43,6% trong 9 tháng đầu năm 2019. Nhưng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc lớn đến nỗi không có cách gì đáp ứng đủ. Vậy nên đối với người dân huyện Vạn An, thịt lợn đối với họ vẫn còn là thực phẩm xa xỉ trong hời gian dài.

Theo Dân Việt
Phiên bản di động