Sắp xuất hiện 5 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam trong tháng 7

Theo lịch sự kiện thiên văn  đáng chú ý năm 2020, sẽ có 5 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 7 năm nay tại Việt Nam.

Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS), trong tháng 7 này, đáng chú ý nhất là hiện tượng hai hành tinh Sao Mộc và Sao Thổ sẽ đạt vị trí xung đối, điều đó có nghĩa chúng sẽ tới gần Trái Đất nhất trong năm.

Ngày 5 tháng 7 – Trăng tròn

Trăng tròn. Nguồn: Wallpaper stock.
Hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 7: Trăng tròn. Nguồn: Wallpaper stock.

Mặt Trăng sẽ nằm ở vị trí đối diện Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và phần hướng về phía Trái Đất của nó sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Pha này diễn ra lúc 11:44.

Ngày 14 tháng 7 – Sao Mộc ở vị trí xung đối

Hành tinh khổng lồ này sẽ ở vị trí gần với Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ được Mặt Trời chiếu sáng tối đa. Sao Mộc sẽ sáng nhất tại thời điểm này trong năm và có thể nhìn thấy suốt đêm. Đây sẽ là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Mộc cùng những vệ tinh của nó.

Một chiếc kính thiên văn cỡ trung bình có khả năng cho bạn thấy một số chi tiết về các sọc mây của Sao Mộc. Một chiếc ống nhòm tốt cho phép bạn nhìn thấy bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, xuất hiện như là những đốm sáng bên cạnh hành tinh này.

Ngày 20 tháng 7 – Sao Thổ ở vị trí xung đối

Hành tinh được bao quanh bởi vành đai tuyệt đẹp này sẽ ở vị trí gần với Trái Đất nhất và bề mặt của nó được Mặt Trời chiếu sáng tối đa. Đây sẽ là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Thổ cùng những vệ tinh của nó.

Một chiếc kính thiên văn cỡ trung bình hoặc cỡ lớn sẽ cho phép bạn nhìn thấy những vành đai của Sao Thổ và một vài vệ tinh lớn nhất.

Ngày 22 tháng 7 – Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía Tây

Sao Thủy đạt vị trí ly giác phía Tây, cách Mặt Trời lên tới 20,1 độ. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát Sao Thủy khi mà nó ở vị trí cao nhất của đường chân trời vào buổi sáng. Hãy quan sát hành tinh này ở phía Đông bầu trời trước bình minh.

Ngày 28, 29 tháng 7 – Mưa sao băng Delta Aquarids

Mưa sao băng Delta Aquarids là một mưa sao băng trung bình, với khả năng lên tới 20 sao băng một giờ ở cực đỉnh. Mưa sao băng Delta Aquarids được hình thành từ những mảnh vụn của sao chổi Marsden và Kracht.

Trận mưa sao băng này xảy ra hàng năm từ 12.7 đến 23.8, cực đại của năm nay vào đêm ngày 28/07 rạng sáng ngày 29.7. Trăng bán nguyệt sẽ che lấp đi nhiều vệt sao băng mờ. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể thấy một vài ngôi sao băng sáng. Tốt nhất nên quan sát ở những địa điểm tối từ sau lúc nửa đêm. Các vệt sao băng có xu hướng phát ra từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu trên bầu trời.

Ngày 5 tháng 7 – Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, hay còn gọi là vùng nửa tối. Với loại nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ bị tối đi một chút chứ không tối đi hoàn toàn. Hiện tượng này sẽ quan sát được ở phần lớn Bắc Mỹ, Nam Mỹ, phía Đông Thái Bình Dương, phía Tây Đại Tây Dương và cực Tây châu Phi.

Tuy nhiên, lần nguyệt thực này không quan sát được ở Việt Nam.

Ngày 5 tháng 7 – Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, hay còn gọi là vùng nửa tối. Với loại nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ bị tối đi một chút chứ không tối đi hoàn toàn. Hiện tượng này sẽ quan sát được ở phần lớn Bắc Mỹ, Nam Mỹ, phía Đông Thái Bình Dương, phía Tây Đại Tây Dương và cực Tây châu Phi.

Tuy nhiên, lần nguyệt thực này không quan sát được ở Việt Nam.

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động