Rác thải nhựa nông thôn: Xử lý, giảm triệt để nguồn cung

Trong số rác thải nhựa đổ ra thị trường, lượng không nhỏ là rác thải từ sản xuất nông nghiệp. Muốn giảm thiểu cần hạn chế xả rác. Nắm bắt điều này, Bộ Công Thương đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2020 - 2030.
Loại bỏ rác thải nhựa: Siết chặt nguồn cung

Bài toán rác thải nhựa ở nông thôn

Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018.

Trong số rác thải nhựa đổ ra thị trường, lượng không nhỏ là rác thải từ sản xuất. Nguồn rác thải nhựa có thể kể tới nylon để quây ruộng lúa để chống chuột, thiên địch; túi nylon để bọc quả như trồng ổi, xoài…, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Loại rác thải này được xếp vào danh sách “rác thải nguy hại” và được thu gom, xử lý theo quy định về rác thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

rac thai nhua nong thon xu ly giam triet de nguon cung
Bãi tập kết rác xã Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai, Hà Nội)

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hàng năm mỗi tỉnh thải ra khoảng từ 50 - 100 tấn rác thải này. Trong đó, mỗi ha lúa/vụ, nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1 - 1,5kg bao bì, chai lọ đựng thuốc; còn trồng hoa màu, cây công nghiệp.

Ở nhiều nơi chưa có lò xử lý, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật được bỏ lại ở góc ruộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong ngành chăn nuôi, bao bì đựng thức ăn, chai lọ thuốc thú y cũng là những loại rác thải nhựa khó phân hủy, bị nông dân vứt ra môi trường gây nên tình trạng quá tải rác thải độc hại.

Thực trạng đáng ghi nhận

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan, công sở tại Hà Nội giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên nguồn rác thải nhựa sử dụng trong nông nghiệp tại các khu vực ngoại thành Hà Nội cũng rất lớn.

Đáng nói, theo ghi nhận thực tế của PV Tuổi trẻ và Pháp luật, các khu vực ngoại thành đã lựa chọn địa điểm nằm xa khu dân cư để tiêu hủy rác thải.

rac thai nhua nong thon xu ly giam triet de nguon cung
Xử lý rác thải nhựa tại xã Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai, Hà Nội)

Cụ thể, bãi tập kết rác thải xã Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai, Hà Nội) là nơi mọi nguồn rác trên địa phương đổ về. Từ rác thải sinh hoạt cho tới rác thải sản xuất nông nghiệp. Xung quanh khu vực đốt rác có tường bao khá cao, tuy một phần rác được xử lý bằng cách đốt, nhưng khu vực này cũng tách biệt khu dân cư nên không làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

rac thai nhua nong thon xu ly giam triet de nguon cung
Xử lý rác thải nhựa tại xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai)

Tại xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai), rác thải cũng được tập kết ở khu vực rộng lớn, có cây cao quây quanh, tách biệt với nơi người dân sinh sống.

Nhìn vào lượng rác ở cả 2 bãi tập kết có thể thấy rác thải không chất thành ngọn, không bị ùn ứ trong thời gian dài. Đồng nghĩa đơn vị được giao xử lý đã thường xuyên làm nhiệm vụ, không để rác thải quá tải, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

rac thai nhua nong thon xu ly giam triet de nguon cung
Xử lý, triệt để giảm thiểu nguồn cung rác thải nhựa tại nông thôn

Tuy vậy, cốt lõi để giảm thiểu ảnh hưởng từ rác thải nhựa tới môi trường chính là việc hạn chế thải rác. Nắm bắt điều này, Bộ Công Thương đang xây dựng Chương trình hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2020 - 2030, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2019.

Tại Chương trình này, các nghiên cứu đánh giá về thực trạng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam sẽ được thực hiện. Chương trình đi vào thực tế cũng là lúc gánh nặng rác thải nhựa ở nông thôn nói chung và các khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng được trút bỏ.

Chính Thuần
Phiên bản di động