Quảng Ninh: Gắp hơn 100 ngòi nọc ong ra khỏi cơ thể một người đàn ông

Người đàn ông vô tình bị khoảng 100 con ong đốt nhưng không rõ ong gì. Sau đó anh thấy sưng đau tại các nốt đốt. Anh đã ngay lập tức tới viện để khám và điều trị, được các bác sĩ kịp thời lấy hơn 100 ngòi nọc ong ra khỏi cơ thể
Quảng Ninh đề nghị người dân đến BV Bạch Mai cung cấp thông tin Tóm "sống" đối tượng trộm xe máy ở Lạng Sơn Giám đốc Công an Quảng Bình chỉ đạo khám xét khẩn cấp nơi ở kẻ đánh Đại úy công an rơi xuống sông Quảng Ninh lên tiếng về 4 người nước ngoài nghi nhiễm SARS-CoV-2 Quảng Ninh cho học sinh từ mầm non đến lớp 9 nghỉ học thêm 2 tuần

Ngày 28/3/2020, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận một người bệnh nam nhập viện với hơn 100 vết ong đốt.

Người bệnh là anh Đặng Văn Th. 40 tuổi trú tại Thủy Nguyên - Hải Phòng cho biết trước lúc vào viện anh vô tình bị khoảng 100 con ong đốt nhưng không rõ ong gì. Sau đó anh thấy sưng đau tại các nốt đốt. Anh đã ngay lập tức tới viện để khám và điều trị.

Theo Bác sĩ Phạm Thanh Tùng cho biết như trường hợp của người bệnh bị nhiều nốt ong đốt như vậy là rất nguy hiểm. Nọc ong có thể gây ra suy gan, suy thận cấp, suy đa phủ tạng, suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn... Rất may mắn cho người bệnh Th. đã nhập viện kịp thời và được các bác sĩ lấy hơn 100 ngòi nọc ong ra khỏi cơ thể và điều trị bằng các biện pháp như bù dịch, giảm đau, chống dị ứng... Hiện sau 2 ngày điều trị người bệnh tỉnh táo, các chỉ số ổn định và có thể ra viện sau 1-2 ngày tới.

quang ninh gap hon 100 ngoi noc ong ra khoi co the mot nguoi dan ong
Quảng Ninh: Lấy hơn 100 ngòi nọc ong ra khỏi cơ thể một người đàn ông

Các bác sĩ cho biết những phương pháp dân gian như chườm đá, bôi vôi, bôi hồ nước, kem đánh răng... chỉ có tác dụng làm dịu vết đốt nhưng không có giá trị sơ cứu do nọc độc vẫn còn nguyên.

Do đó trước khi đến cơ sở y tế, việc đầu tiên là cần sơ cứu đúng cách, dùng dụng cụ được sát trùng lấy vòi chích của ong ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra các vùng lân cận.

Kế đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt 2 lần/ngày.

Đặc biệt người bị ong đốt cần uống nhiều nước hơn bình thường, có thể uống nước lọc, nước canh, hoa quả, nước oresol để đi tiểu nhiều giúp thải độc khỏi cơ thể

Nếu bệnh nhân bị đốt từ 5-10 nốt trở lên, cần phải nhập viện càng sớm, càng tốt. Nếu sơ cứu đúng cách và sớm bằng cách truyền nhiều dịch, bệnh nhân có thể chỉ phải nằm viện 1-2 ngày.

Đinh Linh
Phiên bản di động