Phát triển số lượng cây xanh theo chiều sâu trong đô thị hiện đại

Tốc độ đô thị hóa cao khiến diện tích cây xanh nội đô ngày một eo hẹp. Việc nghiên cứu phương pháp phát triển cây xanh đẩy mạnh về chiều sâu, thay vì tăng diện tích trở thành một vấn đề cấp thiết.
Hà Nội tổng kiểm tra toàn bộ cây xanh Xi măng, đá gạch "thắt cổ" cây xanh ven đường Trường muốn đốn phượng cổ thụ mục rỗng
trong cay xanh theo chieu sau trong moi truong do thi
Tốc độ đô thị hóa cao, chung cư mọc lên như nấm khiến diện tích dành cho cây xanh dần thu nhỏ lại

Trong 10 năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta phát triển theo chiều hướng mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc quy hoạch cây xanh cho các tuyến đường bộ vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoặc văn bản nào quy định cụ thể.

Bên cạnh việc quy hoạch cây xanh phù hợp hệ thống giao thông, Việt Nam đang hướng tới quy hoạch cây xanh phù hợp với đô thị.

Hiện tại, diện tích cây xanh công cộng trong các đô thị nước ta rất nhỏ bé so với QCXD 01:2008 của Bộ Xây dựng, cũng như so với các thành phố lớn ở nước ngoài.

TT

Đô thị trong nước

Chỉ tiêu cây xanh
(m2/người)

TT

Đô thị ngoài nước

Chỉ tiêu cây xanh
(
m2/người)

Thực tế

QCXD

01:2008

1

TP Hà Nội

2

≥ 7

1

Paris (Pháp)

10

2

TP HCM

3,3

≥ 7

2

Moskva ( Nga)

26

3

Huế

3,5

≥ 6

3

Washington (Mỹ)

40

4

Đà Nẵng

0,9

≥ 6

4

New York (Mỹ)

29,3

5

Hải Phòng

2,0

≥ 6

5

Nam Kinh (TQ)

22

6

Nam Định

1,5

≥ 6

6

Quế Lâm (TQ)

11

7

Hạ Long

3,1

≥ 6

7

Hàng Châu (TQ)

7,3

8

Vĩnh Yên

3,2

≥ 5

8

Luân Đôn (Anh)

26,9

9

Hải Dương

3,7

≥ 5

9

Berlin ( Đức)

27,4

10

Bắc Ninh

2,7

≥ 5

Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị Việt Nam và trên thế giới. Nguồn: Phạm Ngọc Đăng

"Tốc độ đô thị hóa nhanh tại Thủ đô đang khiến môi trường và khí hậu biến đổi xấu. Diện tích cây xanh so với quy chuẩn vẫn còn quá thấp. Hiện nay, Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội đang nghiên cứu những phương án mới giúp cho Hà Nội "xanh" hơn. Mới đây nhất, chúng tôi đang thử nghiệm trồng các cây tổ chim cộng sinh với các cây thân to, lâu năm. Đây là một phương án mới để có thể phát triển số lượng cây về chiều sâu khi diện tích đất ngày một bị thu hẹp", chị Thu - Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội chia sẻ.

trong cay xanh theo chieu sau trong moi truong do thi
Các cây tổ chim được đặt trên những thân cây lâu năm.

Chị Thu cũng cho biết thêm: "Chương trình thử nghiệm này được công ty phối hợp cùng Vườn quốc gia Ba Vì, thu lượm những cây tổ chim rơi rụng tại Vườn quốc gia. Sau đó sẽ được các chuyên gia sàng lọc, chăm sóc rồi mới cho cộng sinh với những cây to ở nội thành như hiện nay. Do vẫn đang trong thời gian thử nghiệm nên Công ty Cây xanh Môi trường Hà Nội cùng chuyên gia đánh giá kết quả. Nếu thành công, chúng tôi sẽ xin phép để có thể nhân rộng phương án này".

trong cay xanh theo chieu sau trong moi truong do thi
Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng sắc xanh của những cây tổ chim

Cây xanh ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành tiêu chí cần có cho những đoạn đường đi qua khu vực dân cư và trong việc phát triển giao thông bền vững. Bởi lẽ, cây xanh có tính năng cải thiện môi trường không khí và khí hậu rất tốt trên các tuyến đường bộ.

trong cay xanh theo chieu sau trong moi truong do thi
Các vị trí được tận dụng để bổ sung các cây tổ chim nhỏ

Cô Kim Liên (bán nước trên đường Lê Hồng Phong) cho biết: "Nhờ có bóng cây mà quán nước tôi mát mẻ hơn, khách cũng vào nghỉ chân nhiều hơn. Giờ nhà cửa san sát, chung cư mọc lên ồ ạt khiến thời tiết thay đổi thất thường. Mùa hè 40, 50 độ mà không có bóng cây chắc tôi không chịu nổi khi ở ngoài đường. Cũng mong thành phố xem thế nào trồng thêm nhiều cây, nhiều bóng mát thì dân chúng tôi cũng được nhờ".

trong cay xanh theo chieu sau trong moi truong do thi
Dọc các tuyến phố nội đô được phủ xanh bằng các lớp cây xanh mướt

Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong không khí đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30 - 60%. Cây xanh làm giảm thiểu khí nhà kính, làm giảm phản xạ bức xạ mặt trời ra xung quanh. Theo các tài liệu nghiên cứu, trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1.000kg CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày. Như vậy, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25m2 thảm cỏ để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động