Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nông dân

Trong hai ngày 21-22/9, Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân; đồng thời, tổ chức “Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô. Sự kiện này được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nhiều kết quả vượt chỉ tiêu sớm trong xây dựng nông thôn mới Bộ tiêu chí nông thôn mới và những mặt trái

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, thông qua chuỗi sự kiện này Hà Nooij quảng bá những sản phẩm, đặc sản nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, những nét văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội.

Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thành phố Hà Nội đã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Vì vậy, từ Đại hội XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội (nhiệm kì 2010 – 2015) đến Đại hội XVI (nhiệm kì 2015 – 2020), Thành ủy xác định “phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng thành chương trình công tác lớn của toàn khóa đó là Chương trình 02-CTr/TU.

Để chỉ đạo thực hiện thắng lợi Chương trình, Thành ủy đã chỉ đạo xây dựng hệ thống bộ máy thực hiện đồng bộ từ cấp thành phố đến cấp xã; đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban, đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Thành phố làm Phó trưởng ban Thường trực, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố làm Phó Trưởng ban. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

phat trien nong nghiep xay dung nong thon moi nang cao doi song nong dan
Mô hình rau thủy canh ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm (Hà Nội) được đánh giá là mô hình hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao

Trong 10 năm qua, Ban Chỉ đạo đã tổ chức trên 55 cuộc kiểm tra, làm việc trực tiếp với các huyện, thị xã và sở, ngành liên quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành 23 văn bản chỉ đạo thực hiện và trên 30 thông báo kết luận trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở và các cuộc họp giao ban hàng quý của Ban Chỉ đạo.

Với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự điều hành của UBND thành phố, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân nên sản xuất nông, lâm, nghiệp , thủy sản giai đoạn 2010-2018 tăng trưởng và phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2010-2018 là 3,34%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2018: Trồng trọt chiếm 41,24%, giảm 2,18% so với năm 2010; Chăn nuôi chiếm 46,34%, tăng 0,38% so với năm 2010; Thủy sản chiếm 8,02%, tăng 1,03% so với năm 2010; Lâm nghiệp chiếm 0,28%, tăng 0,06% so với năm 2010; Dịch vụ chiếm 4,12%, tăng 0,7% so với năm 2010.

phat trien nong nghiep xay dung nong thon moi nang cao doi song nong dan
Tỷ trong ngành chăn nuôi của Thành phố trong năm 2018 chiếm 46,34%, tăng 0,38% so với năm 2010

Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2018 đạt 259 triệu đồng/ha/năm, vượt trước 2 năm mục tiêu của Chương trình (250 triệu đồng/ha/năm), tăng 117 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010 (133 triệu đồng/ha/năm). Nhờ đó, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm (tăng 13 triệu đồng/người/năm so với năm 2010). Kết quả tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố theo chuẩn mới đã giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 1,16% (cuối năm 2018), trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018).

Đặc biệt, đến nay, thành phố Hà Nội có 6 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, Quốc Oai) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 5 huyện so với cuối năm 2015). Thành phố đang chỉ đạo thị xã Sơn Tây hoàn thiện hồ sơ trình công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Thạch Thất đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Phong trào lan rộng trong toàn thành phố

Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”đã được lan rộng trong toàn Thành phố, nhận thức của người dân được nâng lên, nắm chắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu của Chương trình để từ đó tích cực tham gia thực hiện.

Ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, trong 10 năm qua, thành phố đã vận động hàng nghìn tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình chung sức xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 14.741 tỷ đồng, chiếm 19,3% tổng kinh phí. Điển hình như: huyện Chương mỹ 1.791 tỷ đồng, huyện Hoài Đức 1.291 tỷ đồng, huyện Sóc Sơn 1.223 tỷ đồng, …

phat trien nong nghiep xay dung nong thon moi nang cao doi song nong dan
Hiện Hà Nội có nhiều mô hình trồng cây ăn quả đặc sản, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân

Trong 10 năm qua, tổng kinh phí huy động ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp, hợp tác xã,... là 4.941 tỷ đồng; tiêu biểu như Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Mê Linh hỗ trợ 140,3 tỷ đồng xây dựng một số trường học và nhà Văn hóa ở huyện Mê Linh, Công ty Cổ phần Trung Uy huyện Đông Anh hỗ trợ 7,2 tỷ đồng làm đường Giao thông nông thôn ở một số xã huyện Đông Anh,...

Đặc biệt là người dân đã tự nguyện đóng góp bằng các hình thức quy ra tiền với tổng kinh phí là 7.204 tỷ đồng. Trong đó có trên 1.000 hộ gia đình hỗ trợ bằng tiền và các hình thức quy ra tiền từ 100 triệu đồng trở lên, tiêu biểu như gia đình bà Đinh Thị Bằng ở thôn Trần Phú xã Minh Cường, Thường Tín ủng hộ 23 tỷ đồng để xây dựng các công trình văn hóa, trụ sở UBND xã và các công trình phúc lợi khác của địa phương. Ông Hoàng Văn Hùng ở quận Hai Bà Trưng đóng góp trên 10 tỷ đồng xây dựng các công trình của xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Ông Phạm Thế Vinh ở 362 phố Trần Khát Trân, Hai Bà Trưng hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng một số công trình Văn hóa quê nhà ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì,…

Bên cạnh việc đóng góp bằng tiền, nhiều hộ gia đình đã tham gia hiến đất, điển hình như những hộ: ông Phùng Mạnh Thực ở xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, bà Đinh Thị Tình ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, ông Nguyễn Văn Thơm xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đóng góp tới trên 1.000m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương,... Ngoài ra, các quận cũng đã tích cự hỗ trợ các huyện trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay toàn bộ 12 quận thuộc Thành phố đã hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí trên 633 tỷ đồng.

phat trien nong nghiep xay dung nong thon moi nang cao doi song nong dan
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tich xuất sắc trong công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Quốc Oai (Hà Nội)

Với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở và đặc biệt là người dân, Thành phố Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất; 1 cờ thi đua, 67 tập thể, 7 cá nhân và 11 hộ gia đình được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 10 tập thể, 9 cá nhân được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen; 53 tập thể, 58 cá nhân và 14 hộ gia đình được Thành ủy tặng Bằng khen.

Cùng với đó, UBND thành phố cũng tặng 39 cờ thi đua, tặng Bằng khen cho 303 tập thể, 359 cá nhân và 825 hộ gia đình có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy trong 10 năm qua.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động