Ông Trần Ngọc Hà, cựu Tổng giám đốc VEAM vừa bị bắt là ai?

Trước khi bị Bộ Công an bắt tạm giam, ông Trần Ngọc Hà từng giữ tới chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Vì sao ông Trần Ngọc Hà và nhiều lãnh đạo VEAM bị bắt? Hai nguyên Tổng giám đốc VEAM bị bắt Cựu Tổng giám đốc Trần Ngọc Hà chính thức mất chức danh cuối cùng tại VEAM

Như thông tin đã đưa, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 3/8/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị thành viên.

Cùng ngày, CO3 đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét đối với: Ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; ông Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; ông Vũ Từ Công, Phó Tổng Giám đốc VEAM và Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp.

ong tran ngoc ha cuu tong giam doc veam vua bi bat la ai
Ông Trần Ngọc Hà trước khi bị bắt.

Các bị can bị bắt để điều tra về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015 và áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt bị can để tam giam đối với 03 bị can Trần Ngọc Hà, Lâm Chí Quang và Nguyễn Mạnh Chung; Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Vũ Từ Công.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh tố tụng nêu trên, ngày 3/8/2019, C03 đã tống đạt các Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can để tam giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 4 bị can đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Hiện C03 đang khẩn trương điều tra, xác minh truy tìm tài sản để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, cái tên Trần Ngọc Hà, cựu Tổng giám đốc VEAM được nhắc đến nhiều nhất về lùm xùm sai phạm tại VEAM. Mới đây nhất, tại Đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2019 diễn ra ngày 30/6/2019, Hội đồng quản trị của VEAM đã trình cổ đông biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Trần Ngọc Hà.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Trần Ngọc Hà sinh năm 1964, quê Thanh Hóa. Ông bắt đầu làm cho VEAM từ năm 1999 là chuyên viên Phòng Thị trường Kinh doanh của VEAM. Từ tháng 11.2000 – 8.2007, ông Hà là Trưởng phòng Thị trường Kinh doanh Tổng công ty VEAM. Sau đó, từ tháng 11/2000 – 8/2007, ông làm Trưởng phòng Thị trường Kinh doanh VEAM.

Từ 1/2010 – 4/2011, ông Hà là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty kiêm Giám đốc Nhà máy ôtô VEAM. Từ 4/2011 – 1/2015, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên VEAM. Sau đó, từ tháng 1/2015, ông Trần Ngọc Hà giữ chức vụ Tổng giám đốc VEAM.

Vào tháng 8/2018, ông Trần Ngọc Hà bất ngờ bị đình chỉ chức danh Tổng giám đốc VEAM. Sau đó, ngày 29/3/2019, Hội đồng quản trị VEAM đã chính thức ban hành nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Trần Ngọc Hà.

Ngày 10/6/2019, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/BCSĐ với một số nội dung, trong đó có việc miễn nhiệm Người đại diện vốn Nhà nước tại VEAM đối với ông Trần Ngọc Hà.

Sau đó, ngày 30/6/2019, tại Đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2019, Hội đồng quản trị của VEAM đã trình cổ đông biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Trần Ngọc Hà.

Được biết, vụ việc điển hình nhất trong các sai phạm xảy ra tại VEAM khiến ông Trần Ngọc Hà rơi vào hoàn cảnh ngày hôm nay là việc mua 1.500 bộ linh kiện giữa VEAM và chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto.

Tại thời điểm thanh tra, toàn bộ số xe đã lắp đặt của Mekong Auto (540 xe) không thực hiện đăng kiểm được; còn 360 bộ chưa lắp ráp và 600 bộ chưa đến thời điểm giao hàng. Mekong Auto thực hiện không đúng quy định của hợp đồng trong việc đăng kiểm và bàn giao xe thương mại.

Bên cạnh đó, VEAM cũng thực hiện việc mua 3.000 bộ linh kiện xe Hyundai Mighty nhưng không có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, không được phê duyệt của HĐTV/Tổng giám đốc, theo quy định. Việc ký kết hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện là vượt thẩm quyền được giao; ngoài ra còn không thực hiện việc tham khảo giá và đàm phán giá theo quy định. Trách nhiệm chính thuộc về ông ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch VEAM giai đoạn 2011 - 2014 và là Tổng giám đốc giai đoạn 2015 - 2018) cùng HĐTV và Ban Tổng giám đốc.

Đặc biệt, trước khi bị bắt, ông Trần Ngọc Hà đã có đơn thư tố cáo các lãnh đạo đương nhiệm của VEAM đi khắp nơi cũng liên quan đến sai phạm tại VEAM.

Hậu Lộc
Phiên bản di động