Nợ xấu của Sacombank, VIB, TPBank tăng vọt

Hứng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng loạt ngân hàng đang đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao.
Vietcombank lo nợ xấu tăng mạnh MB có thể xử lý nhanh nợ xấu sau dịch Covid-19

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 cho thấy nợ xấu của ngân hàng này tăng khá mạnh.

Cụ thể, tại thời điểm ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu của Sacombank tăng 17% so với đầu năm, lên mức 6.682 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,94% lên mức 2,15%.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn là 850,8 tỷ đồng, cao gần gấp 3 lần, nợ nghi ngờ tăng 32% so với đầu năm lên mức 542,7 tỷ đồng và nợ mất có khả năng mất vốn tăng lên 5.288 tỷ đồng.

1456 3026 56481842 436995597052195 112961930557128704 n
TPBank.

Tương tự, tổng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đến cuối tháng 6/2020 cũng tăng 20% so với đầu năm, lên mức 1.477 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,29% lên mức 1,47%.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn ở mức 708,1 tỷ đồng, tăng 47% so với thời điểm đầu năm; nợ nghi ngờ ở mức 371 tỷ đồng, tăng 22%; riêng nợ có khả năng mất vốn giảm 11% so với thời điểm đầu năm, xuống còn 397,2 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB), tại thời điểm ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu của ngân hàng là 3.267 tỷ đồng, tăng 29% so với thời điểm đầu năm; điều này khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của nhà băng nâng từ lên 1,96% lên 2,3%.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước cập nhật đến đầu tháng 6/2020 cho thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn với dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng lên tới khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống. Trong đó tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến - chế tạo, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, giáo dục - đào tạo và thực tế này tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.

Trước các lo ngại về rủi ro nợ xấu phát sinh ở ngân hàng trong thời gian qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa từ đầu, đặc biệt là với những ngân hàng đang phải tái cấu trúc theo kế hoạch đã được phê duyệt trước đây.

Cơ quan quản lý cũng xác định chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng sẽ thay đổi vì dịch Covid-19, nên bản thân các tổ chức tín dụng sẽ phải rà soát, cập nhật và điều chỉnh và Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát sao, đặc biệt là với cơ quan thanh tra giám sát.

Hậu Lộc
Phiên bản di động