Những mẫu xe gầm cao người Việt ưa chuộng nhất

Khách Việt không chỉ tìm công năng sử dụng ở những xe gầm cao, nhiều chỗ. Hàm lượng trang bị cũng là chìa khóa mở "hầu bao". 
Honda Accord mới có thoát "quá khứ u ám" ở Việt Nam? 11 mẫu SUV cỡ lớn dành cho gia đình Mazda 3 và Kia Cerato cuộc chạy đua dẫn đầu phân khúc sedan hạng C Tuần qua, hàng loạt mẫu sedan của nhiều hãng giảm giá

Nếu i10, Vios, Mazda3 là những "vị vua doanh số" ở phân khúc xe con gầm thấp thì gầm cao ghi danh Kona, CR-V, Xpander hay Ranger.

Crossover cỡ B: Hyundai Kona

Trước khi Kona tới, Ford EcoSport "một mình một ngựa". Một chiếc xe nhỏ gầm cao, thuận tiện đi trong phố với mức giá dễ chịu khiến khách hàng thích thú. Khi thị trường có thêm Kona, mọi chuyện thay đổi.

Kona giữ nguyên tính thực dụng Eco Sport mang lại, nhưng trong một thiết kế cân đối và thể thao hơn để hướng tới khách hàng trẻ tuổi. Động cơ 1.6 turbo ở bản cao cấp cung cấp 177 mã lực đủ phấn khích cho những tay lái mới, nội ngoại thất được áp dụng ngôn ngữ thiết kế giống đàn anh Santa Fe. Phong cách lưới tản nhiệt thác nước và đèn pha đặt thấp trên Kona còn xuất hiện trước cả Santa Fe.

nhung mau xe gam cao nguoi viet ua chuong nhat
Hyundai Kona tại Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: Thắng Trần

Mẫu xe của Hyundai đạt mốc 700-800 xe ở những tháng đầu ra mắt. Ở chiều ngược lại, EcoSport dần đánh mất thị phần, và cũng ra khỏi top 10. Ford chỉ còn đại diện Ranger.

Honda HR-V thể thao chẳng kém Kona, kích thướclớn hơn đối thủ đôi chút nhưng định giá cao khiến khách hàng có xu hướng chuyển lên cỡ C. Số phận HR-V ở Việt Nam tương tự đàn anh Civic, chỉ dành cho tập khách hàng cá tính.

Crossover cỡ C: Honda CR-V

Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, crossover hạng C đang là phân khúc sôi động nhất. Trên dưới 1 tỷ, khách hàng có các lựa chọn trải dài từ Tucson, X-Trail, Outlander, CX-5 cho tới CR-V. Thậm chí một số xe cỡ D nhưng định giá ngang cỡ C cũng được khách cân nhắc như Isuzu MU-X, Chevrolet Trailblazer hay Kia Sorento.

Nếu muốn giá thật "mềm" và trẻ trung, Tucson là lựa chọn không tồi. Outlander ghi điểm ở khả năng vận hành và cách âm cùng ngoại thất trang nhã, nhưng nội thất lại không được lòng số đông. X-trail từng gây nên cơn sốt ở thời điểm ra mắt năm 2016 với công nghệ camera 360 độ đầu tiên trong phân khúc, tuy nhiên không giữ được phong độ sau đó. Còn lại là cuộc đua giữa CX-5 và CR-V.

nhung mau xe gam cao nguoi viet ua chuong nhat
Honda CR-V. Ảnh: Đức Huy

Phần thắng đang nghiêng về mẫu xe Honda. CR-V hiện nay là mẫu crossover duy nhất còn nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, một lợi thế khi hiện nay số đông khách Việt vẫn chuộng xe nhập. CR-V thế hệ mới đã giải quyết được tranh cãi gay gắt nhất của người tiền nhiệm vì "lưng gù". Đuôi xe giờ đây thanh thoát hơn, không còn cục mịch.

Mẫu xe của Honda cũng thắng thế đối thủ CX-5 bởi khả năng vận hành thể thao, nam tính hơn. Đồng thời, CR-V có 7 chỗ dạng 5+2, trong khi CX-5 chỉ 5 chỗ. Cũng bởi điều này, Trường Hải bán thêm CX-8 có 7 chỗ để khỏa lấp khoảng trống.

Phân khúc MPV 7 chỗ: Mitsubishi Xpander

Trong suốt 13 năm kể từ khi Innova ra mắt, lần đầu tiên có một mẫu xe khác thắng được ông vua doanh số một thời. Xpander ghi nhận mức doanh số 9.904 xe, hơn Innova tới hơn 2.000 xe.

Khảo sát nhanh của hãng cho thấy 89% khách hàng Xpander ấn tượng với thiết kế, nhưng để mua thì 74% dựa vào trang bị mang lại. Bản số tự động giá 620 triệu, có 7 chỗ dạng 5+2. Hàng ghế cuối vừa cho người tầm 1,7m trở xuống. Cửa gió trên trần xe cho hai hàng ghế sau. Công nghệ an toàn đủ dùng với cân bằng điện tử, phân phối lực phanh, chống bó cứng phanh và khởi hành ngang dốc.

nhung mau xe gam cao nguoi viet ua chuong nhat
Mitsubishi Xpander.

Vẫn còn một số điểm khiến khách hàng chưa ưng ý như cần phanh tay thiết kế quá to hoặc không có ghế da và chỉ dẫn động cầu trước. Nhưng những thứ này, là để đánh đổi cho mức giá "vừa miếng". Ở bên kia chiến tuyến, Toyota sẽ phải làm mới Innova nếu không muốn ngày càng mất thị phần.

Phân khúc bán tải: Ford Ranger

Bản tải liệu có thể tiện nghi được như xe du lịch? Với Ford, câu trả lời là có, thậm chí còn hơn. Quay về năm 2015, Ranger Wildtrak 3.2 khiến khách hàng bị ngợp trong hàng tá công nghệ vốn chỉ thấy ở dòng xe du lịch cao cấp. Ga tự động thích ứng, cảnh báo chệch làn, ra lệnh giọng nói, hộp số tự động 6 cấp, cảnh báo va chạm phía trước... là những tính năng mà 4 năm sau đó, nhiều đối thủ chưa có.

Ford làm cho khách hàng quên đi ranh giới giữa tính thực dụng của bán tải và sự thoải mái của xe con. Đây là lợi thế chính để Ranger thuyết phục khách Việt, tạo khoảng cách xa so với phần còn lại của phân khúc. Mua bán trở thành trào lưu, thành mốt chơi xe nở rộ trên khắp các diễn đàn hay hội nhóm.

nhung mau xe gam cao nguoi viet ua chuong nhat
Ford Ranger. Ảnh: Đức Huy

Cái bóng quá lớn của Ranger cũng che lấp sự chú ý của khách hàng dành cho các đối thủ còn lại. Toyota Hilux vẫn mắc kẹt với lối thiết kế đơn điệu bảo thủ suốt bao năm. Mazda gần như bỏ ngỏ BT-50, thỉnh thoảng kích cầu bằng gói khuyến mại vài chục triệu. Colorado sau khi phất lên mạnh mẽ cuối 2017-đầu 2018 thì chững lại.

Nissan Navara doanh số vẫn trồi sụt. Isuzu D-max đứng số một ở đất nước của xe bán tải – Thái Lan nhưng về Việt Nam lại không được đón nhận do sức hấp dẫn thương hiệu quá yếu. Mitsubishi đang nỗ lực mang Triton trở lại đường đua nhưng chưa thể có kết quả trong thời gian ngắn.

Phân khúc SUV cỡ D: Toyota Fortuner

So với tất cả những mẫu xe cùng phân khúc, Fortuner luôn có công suất thấp nhất. Trang bị đáng chú ý của mẫu xe nhà Toyota cho thế hệ mới từ 2016 là thêm cân bằng điện tử. Còn lại mọi thứ không có gì đặc biệt. Tuy vậy, trung bình vẫn có tới gần 1.000 xe tới tay khách hàng mỗi tháng, con số mơ ước của các đối thủ, ngoại trừ Hyundai Santa Fe đang trong tình trạng khách phải ký chờ.

Sẽ ít ai bước lên một chiếc SUV cỡ D nặng 2 tấn đạp hết ga để tìm kiếm cảm giác dính lưng ghế, vì chúng sinh ra không dành cho tốc độ, mà ở khả năng đi địa hình, nên công suất không phải điều quyết định. Tập khách hàng cần sự bền bỉ và ít phá cách, thứ họ tìm được ở Fortuner. Chọn Fortuner cũng đồng nghĩa với khả năng thanh khoản tốt, tiêu chí của không ít người tiêu dùng trước khi nghĩ đến việc trải nghiệm những công nghệ mới mẻ.

nhung mau xe gam cao nguoi viet ua chuong nhat
Phiên bản Fortuner TRD tại Việt Nam. ẢNh: TMV

Nissan Terra, Chevrolet Trailblaizer, Isuzu MU-X thuộc lớp sản phẩm ra mắt sau này vẫn sử dụng chiến lược quen thuộc: định giá thấp hơn đối thủ dẫn đầu. Nhưng ngoài yếu tố giá, cả 3 mẫu xe đều không có nhiều tính năng đặc biệt để thu hút khách hàng thích công nghệ. Pajero Sport bản máy xăng lắp động cơ V6 là một trong những mẫu cho cảm giác lái tốt nhất thì gặp trở ngại về mức tiêu hao nhiên liệu. Mitsubishi gần đây bổ sung thêm bản máy dầu động cơ 2.4 lít, doanh số có chút khả quan hơn nhưng hãng còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là với hy vọng trước mắt bám đuổi được Ford Everest - mẫu xe nhiều công nghệ nhất phân khúc.

Đối trọng với Fortuner hiện chỉ có Santa Fe đủ sức. Thiết kế lột xác hoàn toàn, động cơ dầu danh tiếng và thành công của thế hệ trước đó khiến khách hàng không nhiều lăn tăn để ra quyết định. Việc của TC Motor là khả năng đáp ứng đơn hàng tới đâu. Nếu phải chờ quá lâu, các thượng đế sẽ đi tìm sự thay thế.

Theo VnExpress
Phiên bản di động