Nhóm người ăn cá nóc đang nguy kịch tại Bệnh viện Quảng Nam

Sau khi ăn món cá nóc mú do ngư dân đánh bắt mang về 6 người dân ở xã Bình Thuận, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị ngộ độc, phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam trong tình trạng nguy kịch.    
Đà Nẵng: 5 ngư dân bị ngộ độc, 1 người tử vong chưa rõ nguyên nhân 9 du khách Hà Nội nhập viện sau khi ăn bánh tráng cuốn thịt heo ở Đà Nẵng Kiên Giang: Cả gia đình nguy kịch nghi ngộ độc cá nóc
nhom nguoi an ca noc dang nguy kich tai benh vien quang nam
Các bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam (Ảnh: Hương An)

Ngày 27/12, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, sáng ngày 26/12, bệnh viện đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân từ tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng nguy kịch vì ngộ độc sau khi ăn món cá nóc.

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cơ thể tím tái, nôn ói, tê cứng tay chân và không nói chuyện được. Trong đó 2 trường hợp đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, tim ngừng đập.

Hiện, tình trạng của 2 bệnh nhân này rất xấu tiếp tục phải thở bằng máy, 4 bệnh nhân còn lại tạm thời vượt qua cơn nguy kịch, nhưng vẫn có nguy cơ tái diễn biến phức tạp.

Trước đó vào tối 25/12, ông Đồng Trinh Hoa (SN 1972, thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đi biển về, mang một số cá nóc mú về nhà để làm thịt ăn. Sau khi ăn xong, cả 6 người có triệu chứng ngộ độc và phải đi cấp cứu.

nhom nguoi an ca noc dang nguy kich tai benh vien quang nam
Cá nóc biển

Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà), trên thế giới bộ cá nóc Tetraodontiformaes có 9 họ, bao gồm trên 400 loài thuộc 13 giống. Trong đó có 243 loài thuộc 4 họ chiếm ưu thế là Ostraciidae, Triodontidae, Tetraodontidae và Diodontidae. Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc.

Chất độc của cá nóc gọi là tetrodotoxin (TTX) C11H17O8N3 là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1000 lần so với Cyanua. Bình thường nó tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố Tetrodomin không độc; nhưng khi cá bị ươn hoặc bị va đập, tiền chất Tetrodomin sẽ biến đổi thành chất TTX gây độc.

Tetrodotoxin không phải là protein, tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại (có thể bị phân hủy trong môi trường kiềm hay acid mạnh).

Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong 6 giờ độc tố TTX mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi khi được đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút. Vì thế, không thể làm mất độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thuờng.

Theo đó, ngành y tế vẫn luôn khuyến cáo người dân, không ăn cá nóc trong bất cứ trường hợp nào.

N.Dương
Phiên bản di động