Nhật Bản hỗ trợ 15 doanh nghiệp đưa nhà máy tới Việt Nam

Nhằm cải thiện chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, 15 trong số hơn 80 doanh nghiệp Nhật Bản được nhận hỗ trợ từ chính phủ để chuyển nhà máy qua Việt Nam.
Doanh nghiệp làm giả chứng nhận xuất xứ hàng hóa hơn 600 tỷ đồng

Theo Bloomberg, chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu trả tiền cho các doanh nghiệp các công ty của mình để chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc trở về hoạt động tại quê nhà hoặc di rời đến Đông Nam Á. Đây là vòng trả vốn đầu tiên nằm trong chương trình cải thiện chuỗi cung ứng toàn cầu của nước này và thoát ly hoạt động xuất khỏi Trung Quốc.

Trong danh sách thụ hưởng đầu tiên trị giá 536 triệu USD của chính phủ có 57 đơn vị, bao gồm các hãng lớn như công ty sản xuất, xuất khẩu khẩu trang cá nhân Iris Ohyama và Sharp Corp..., theo thông báo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hôm 17/7. Đây cũng là cơ quan tài trợ chính cho quá trình chuyển dời hoạt động của doanh nghiệp Nhật trở về quê nhà.

Hơn 30 công ty Nhật khác sẽ nhận được tiền bồi thường để chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Myanmar, Thái Lan. Theo báo cáo về Dự án đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu, có tới 15 trong số 30 công ty trên sẽ nhận tiền và chuyển hoạt động sang Việt Nam.

1004 presentation1
Danh sách các công ty nhận hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản để di dời nhà máy sang Việt Nam. Nguồn: Jetro.

Theo thông báo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), đây là động thái để cải thiện lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát và lan rộng.

Dự án chuyển các doanh nghiệp sang khu vực châu Á còn nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế và công nghiệp Nhật Bản - ASEAN. Theo báo cáo, có tới 124 đơn vị đăng ký và 30 công ty đầu tiên được chọn trong vòng tài trợ di dời sang khu vực Đông Nam Á lần này.

Trang Nikkei cũng xác nhận chính phủ Nhật sẽ trả tổng cộng 70 tỷ yên trong vòng chi trả bồi thường lần này. Trước đó hồi tháng 4, chính phủ từng dự định thanh toán khoảng 243 tỷ yên (hơn 2,2 tỷ USD) để giảm dần phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Kể từ khi mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến bùng nổ cuộc chiến thương mại, các doanh nghiệp Mỹ và nhiều quốc gia khác rục rịch “thoát ly” khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có quốc gia nào ngoài Nhật Bản ban hành chính sách cụ thể để khuyến khích sự ly khai.

Đối với nền kinh tế Nhật, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất và nhận đầu tư nước ngoài nhiều nhất từ nước này. Tuy nhiên, sự bùng nổ đại dịch Covid-19 khiến hình ảnh tốt đẹp của Trung Quốc phai dần trong mắt giới đầu tư nước này

Nguồn: Zingnews
Phiên bản di động