Nhà báo Hoàng Trường Giang: Mong được làm cầu nối đến với đồng bào Tây Bắc

Sinh ra và lớn lên ở núi rừng Tây Bắc, nên đối với Thượng úy, nhà báo Hoàng Trường Giang (Báo Quân đội Nhân dân) thì mỗi lần lên Tây Bắc đều như một cuộc trở về. Tây Bắc đã trở thành một nỗi niềm riêng trong trái tim và trong trí nhớ của anh. Cho đến bây giờ, sau hơn chục năm học tập và làm việc tại Hà Nội, nhà báo Trường Giang vẫn chưa hết day dứt về vùng đất này. Tâm trí luôn thôi thúc anh, phải quay trở lại Tây Bắc nhiều hơn nữa để thực hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no cho bà con dân tộc nghèo.
Đoàn thanh niên các tỉnh Tây Bắc thăm hỏi và tặng quà cho học sinh gặp khó khăn ở Yên Bái Mãn nhãn với chương trình nghệ thuật "Tây Bắc - Sơn La sáng mãi tên Người"

Sinh ra và lớn lên ở núi rừng Tây Bắc, nên đối với Thượng úy, nhà báo Hoàng Trường Giang (Báo Quân đội Nhân dân) thì mỗi lần lên Tây Bắc đều như một cuộc trở về. Tây Bắc đã trở thành một nỗi niềm riêng trong trái tim và trong trí nhớ của anh. Cho đến bây giờ, sau hơn chục năm học tập và làm việc tại Hà Nội, nhà báo Trường Giang vẫn chưa hết day dứt về vùng đất này. Tâm trí luôn thôi thúc anh, phải quay trở lại Tây Bắc nhiều hơn nữa để thực hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no cho bà con dân tộc nghèo.

nha bao hoang truong giang mong duoc lam cau noi den voi dong bao tay bac
Thượng úy, nhà báo Hoàng Trường Giang và đồng đội trong một chuyến từ thiện ở vùng núi Tây Bắc.

Từng có những năm tháng gắn bó với mảnh đất Lai Châu và đồng bào Tây Bắc, nên sau này mỗi lần trở lại nơi đây nhìn thấy cuộc sống nghèo đói của bà con, trường học tồi tàn, xập xệ, trẻ em ăn mặc rách rưới, không được đến trường, nhà báo Trường Giang lại như nhìn thấy tuổi thơ của chính mình. Nặng lòng với những số phận, những hoàn cảnh đáng thương khiến nhà báo Hoàng Trường Giang đã dành không ít thời gian, công sức để làm cầu nối cho những trái tim thiện nguyện. Anh đã đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, đồng nghiệp và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân chung tay góp sức giúp bà con vùng núi cải thiện phần nào cuộc sống của mình.

8 năm công tác tại Báo Quân đội Nhân dân là ngần đấy thời gian anh gắn bó với công việc từ thiện. Trong quãng thời gian đó, anh đã trực tiếp tham gia tổ chức ngót hai chục chương trình từ thiện, tặng quà, trao học bổng, xây dựng điểm trường, nhà bán trú cho bà con dân tộc thiểu số. Có thể nói, năm 2014 vừa qua đối với anh là một năm ghi đầy dấu ấn với công việc này. Anh vui đùa bảo rằng: Nhiều lúc ngồi nhẩm tính lại mà thấy giật mình, đúng là một năm bội thu mùa quyên góp. Số tiền mình trực tiếp kêu gọi ủng hộ, quyên góp lên tới hàng tỉ đồng đã được trao tặng cho bà con, các công trình xây dựng đã được bàn giao, đưa vào sử dụng...

nha bao hoang truong giang mong duoc lam cau noi den voi dong bao tay bac
Tây Bắc nơi đâu cũng in dấu chân của nhà báo trẻ.

Khắp vùng núi Tây Bắc nơi đâu cũng in dấu chân của người lính trẻ, những chuyến đi ngược xuôi, lên rừng xuống biển, từ đất liền ra biển đảo... là bao nhiêu cuộc gặp gỡ, trao tặng, là bao nhiêu tấm lòng của đồng bào cả nước đến với bà con dân tộc nghèo được nhà báo trẻ làm cầu nối. Tâm sự về những việc làm trong thời gian vừa qua, anh cho biết: "Làm được những việc trên là do tôi đã có được sự đồng tình, ủng hộ, đồng hành của gia đình, người thân, thủ trưởng cơ quan đơn vị, chi đoàn cơ sở và đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị tài trợ, các nhà hảo tâm với tấm lòng cao quý ở khắp mọi miền Tổ quốc đã giúp đỡ, sẻ chia cùng các hoạt động của mình. Trong năm nay, từ đầu năm đến giờ tôi cũng đã tham gia thực hiện được 3 chương trình xây dựng trường học và nhà bán trú cho bà con dân tộc nghèo với số tiền hàng trăm triệu đồng. Dự kiến từ giờ đến cuối năm tôi và đồng đội sẽ bắt tay thực hiện thêm khoảng 3 chương trình nữa. Mỗi khi hoàn thành xong một chuyến từ thiện, tôi lại thấy cuộc sống thêm phần ý nghĩa hơn", nhà báo Trường Giang chia sẻ.

Với anh, làm từ thiện như một niềm đam mê phải thực hiện bằng cái tâm và chia sẻ bằng cả tấm lòng với những mảnh đời còn bất hạnh. Việc đến tận nơi, sinh hoạt cùng người dân nơi có hoàn cảnh khó khăn mới thấu hiểu hết những nỗi khổ của họ. Đồng bào ở những nơi đó còn gặp rất nhiều khó khăn, các em bé đi học không có dày dép, mùa đông không có áo ấm... đã thôi thúc anh, phải quay trở lại Tây Bắc nhiều hơn nữa để thực hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no cho bà con dân tộc nghèo.

nha bao hoang truong giang mong duoc lam cau noi den voi dong bao tay bac
... với trẻ em vùng cao.

Nhớ lại những chuyến công tác lên vùng cao Tây Bắc, trong anh có không ít kỉ niệm. Vui có, buồn có thậm chí thất vọng cũng có. Kể lại một câu chuyện dở khóc, dở cười khiến cho mỗi lần nhắc tới lại làm anh "cười khổ". Năm 2010, trong chương trình "Mái ấm biên cương" của Bộ đội biên phòng Lai Châu phát động, anh cùng đồng đội đã kêu gọi quyên góp, ủng hộ để xây nhà cho người dân tộc La Hủ ở Mường Tè. Sau khi nhà xây đã xong, đồ dùng sinh hoạt cũng được sắm sửa đầy đủ nhưng đồng bào dân tộc La Hủ nhất quyết không chịu dọn vào nhà mới để ở. Mất một thời gian vận động, khuyên nhủ họ mới đồng ý chuyển đến ngôi nhà mới. Thế nhưng cứ hễ ốm đau là họ lại dọn ra khỏi ngôi nhà mới. Phải mất một thời gian khá lâu để làm công tác tư tưởng, họ mới đồng ý vào sống lại trong ngôi nhà đó", thượng úy Giang kể lại.

Là một người lính cầm bút, anh luôn tâm niệm rằng: "Đi để thấy mình lớn lên và để thấy thế giới nhỏ lại", vì vậy nên anh vẫn miệt mài với những chuyến đi, đam mê làm cầu nối thiện nguyện, để thực hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no, bớt đi nghèo khổ cho bà con dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động