Nguy cơ người bệnh gánh chi phí khi bệnh viện tự chủ

Việc được giao tự chủ có những thuận lợi cho các bệnh viện, nhưng cũng có những áp lực lẫn nguy cơ dẫn đến lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật, người bệnh bị “móc túi”.
8 dấu hiệu cảnh báo bệnh u não Vinmec phát hiện đột biến ở 6 gen mới liên quan đến trẻ tự kỷ Người đàn ông bị lệch xương do đắp thuốc nam trị gãy tay
nguy co nguoi benh ganh chi phi khi benh vien tu chu

Nhiều BV tự chủ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng được cho là “quá tay” - Ảnh: Duy Tính

Bệnh viện “kêu khó”

Theo Bộ Y tế, tính đến năm 2018, cả nước có khoảng 215 bệnh viện (BV) đã tự đảm bảo chi thường xuyên và 3 BV tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Có 585 BV tự chủ một phần chi thường xuyên, chủ yếu là các BV, trung tâm y tế huyện. Riêng các đơn vị thuộc Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018 đã có 26/45 BV đã tự chủ chi thường xuyên. Vừa qua, Chính phủ đã có nghị quyết cho phép thí điểm 4 BV tự chủ cả chi thường xuyên và chi đầu tư.

Theo TS-BS Phan Văn Báu, Giám đốc BV Nhân dân 115 và BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV Q.Thủ Đức (TP.HCM), hiện hai BV này đang thực hiện mô hình tài chính tự chủ về chi thường xuyên, tự chủ về con người. Với mô hình tự chủ, BV tuyển được nhân lực chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị (TTB), mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, thu nhập cán bộ viên chức được tăng thêm, vay vốn đầu tư xây dựng mới để chuyển lên mô hình tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên.

Tuy nhiên, BV cũng đối mặt nhiều khó khăn. Đó là, hiện giá khám chữa bệnh (KCB) chỉ mới kết cấu 4/7 yếu tố chi phí, 3 yếu tố còn lại như khấu hao TTB, cơ sở hạ tầng; chi phí cho bộ phận gián tiếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyển giao công nghệ... chưa được đưa vào giá dịch vụ KCB. BV đang phải gánh các chi phí này.

Trong KCB BHYT, từ năm 2018, Chính phủ thực hiện việc giao dự toán chi KCB BHYT. Nhưng do chính sách thông tuyến BV, BV Nhân dân 115 là tuyến cuối nên số lượt KCB tăng dần mỗi năm, số lượng bệnh nhân (BN) các tỉnh đến KCB tại đây chiếm bình quân 50%, đa số là bệnh nặng cần điều trị các kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng dự toán chi BHYT không tăng sẽ dẫn đến vượt dự toán chi BHYT. BV rất khó khăn trong tìm giải pháp, trong khi không thể từ chối tiếp nhận, điều trị cho BN.

Ngoài ra, với chính sách liên thông KCB nội trú từ năm 2021 cộng với giao dự toán chi BHYT sẽ là một áp lực đối với các BV của TP. BN BHYT các tỉnh sẽ đổ dồn về các BV tuyến cuối TP để KCB vì không cần giấy chuyển viện BHYT.

Mặt khác, Quyết định số 50/2017 của Thủ tướng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp BV khi mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan T.Ư, chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức để làm cơ sở trang bị. Theo các BV, quy định trên đã gây khó cho việc mua sắm TTB y tế vì BV không được chủ động mua sắm khi có nhu cầu cần thiết (có dịch bệnh, BN tăng, phát triển kỹ thuật mới, hư hỏng đột xuất). Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện.

Theo BS Nguyễn Minh Quân, khó khăn nữa liên quan đến giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo số lượng nhân sự để phục vụ cho số BN ngày càng tăng.

Kiến nghị

TS-BS Phan Văn Báu đề nghị giá thu được kết cấu đủ các chi phí (nhất là chi phí khấu hao TTB) vào cơ cấu giá dịch vụ KCB. Cần xem xét lại việc giao dự toán chi BHYT cho BV. Theo đó, BHYT cần thanh toán theo chi phí thực tế mà BV đã sử dụng cho BN. Cần mở rộng nhiều gói BHYT để giảm gánh nặng cho gói BHYT bắt buộc. “Cho các BV được tự quyết định mức mua sắm TTB chuyên dùng khi có nhu cầu cấp bách”, TS-BS Báu kiến nghị.

Về việc dư luận cho rằng khi thu không đủ bù chi thì BV sẽ lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, theo BS Minh Quân, các BV xây dựng và áp dụng phác đồ điều trị cho từng mã bệnh tương ứng, đồng thời BV ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB để ngăn chặn những trường hợp cho chỉ định cận lâm sàng không phù hợp với phác đồ điều trị. Vì vậy, việc lạm thu hay lạm dụng dịch vụ kỹ thuật (DVKT) rất khó xảy ra.

BV bị xuất toán hàng trăm tỉ đồng do lạm dụng

Trong khi đó, trả lời PV Thanh Niên, ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.HCM, cho biết số liệu xuất toán năm 2019 BHXH đang làm, còn năm 2018 đã xuất toán gần 300 tỉ đồng tại các BV của TP. Cụ thể, đợt đầu BHXH xuất toán 161 tỉ đồng, đợt 2 sau rà soát vượt dự toán 2018 thì BHXH giảm trừ tiếp 136 tỉ đồng.

Theo ông Mến, việc tự chủ tài chính của BV có ảnh hưởng đến lạm dụng DVKT trong KCB BHYT. “UBND TP, Sở Y tế và BHXH phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ trong việc chỉ định DVKT, đồng thời thanh toán đúng quy định. Tuy nhiên, một số đơn vị lạm dụng chỉ định cận lâm sàng quá mức cần thiết, không đúng chức năng nhiệm vụ như CT Sanner, MRI. Sử dụng thuốc lãng phí, sử dụng biệt dược gốc tại TP.HCM lên 46%, cá biệt có đơn vị lên 78%, 90%. Áp giá DVKT sai, áp giá tiền giường sai, tách chứng từ thanh toán làm 2 lần để giảm chi phí bình quân”, ông Mến nói về các chiêu lạm dụng của BV.

Ông Mến cho biết hiện có một BV sử dụng vật tư y tế lên đến 74 tỉ đồng mà chưa được BHXH thanh toán.

Theo ông Nguyễn Nam Liên, có BV cơ sở hạ tầng, TTB do nhà nước đầu tư còn chưa đáp ứng được việc KCB theo nhiệm vụ được giao, trong đó có KCB BHYT, mà lại sử dụng cơ sở nhà nước đầu tư để KCB theo yêu cầu. Giá dịch vụ theo yêu cầu chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ, gây bức xúc. Còn có tình trạng đầu tư TTB kỹ thuật cao chưa tương xứng với năng lực, trình độ chuyên môn. Bộ Y tế đang hoàn thiện thông tư quy định về KCB theo yêu cầu, từ đó các BV sẽ phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu...

Yêu cầu BS lạm dụng phải khắc phục

Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, mới đây tại một BV đa khoa của TP.HCM bị BHXH TP xuất toán hơn 550 triệu đồng vì sử dụng thuốc được cho là không đúng chỉ định.

Sau đó, lãnh đạo BV này đã thống kê từng khoa, từng BS chỉ định và yêu cầu BS phải khắc phục và nộp tiền về phòng tài chính kế toán, nếu không khắc phục sẽ bị cắt giảm thu nhập tăng thêm.

Theo Thanh Niên
Phiên bản di động