Người khuyết tật gặp nhiều rào cản trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh

Liên hiệp hội Người khuyết tật tại Việt Nam, Tổ chức IC, Tổ chức USAID phối hợp tổ chức Hội thảo xây dựng danh mục dụng cụ phục hồi chức năng.
Trao tặng hơn 320 suất quà Tết cho người khuyết tật, gia đình khó khăn ở Đan Phượng

Theo thống kê, tại Việt Nam, hiện có hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên bị khuyết tật và 13% tương đương với 12 triệu người gần đây sống trong hộ gia đình có người khuyết tật.

Bên cạnh đó, gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm ngày càng cao, chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và các bệnh hô hấp mãn tính.

Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, ước tính số người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 30% dân số vào năm 2050. Theo WHO ước tính, sẽ có hơn 19 triệu người Việt Nam có nhu cầu đối với ít nhất một dụng cụ phục hồi chức năng (PHCN).

chức Hội thảo xây dựng danh mục dụng cụ phục hồi chức năng (PHCN) ưu tiên tại Việt Nam.
Hội thảo xây dựng danh mục dụng cụ phục hồi chức năng (PHCN) ưu tiên tại Việt Nam

Theo TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, hoạt động chăm sóc sức khỏe và PHCN được Bộ Y tế phát triển trên phạm vi toàn quốc với hệ thống PHCN rộng khắp.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, PHCN cũng như trong trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người dân và người khuyết tật. Đáng lo ngại, gần 3 triệu người khuyết tật phải tự mua BHYT và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh.

Đặc biệt các dụng cụ PHCN, dụng cụ trợ giúp rất cần đối với người khuyết tật , người cao tuổi, những người có khó khăn trong sinh hoạt lao động, học tập, làm việc để giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh, hiệu quả, độc lập, tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng chưa được BHYT chi trả (Khoản 8 Điều 23, Luật Bảo hiểm y tế).

Do đó, ngành y tế cần xây dựng Danh mục dụng cụ PHCN ưu tiên để giúp người khuyết tật, người dân có cơ hội được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, lao động của gia đình, xã hội.

WHO đã xây dựng một danh mục dụng cụ trợ giúp ưu tiên bao gồm 50 sản phẩm trợ giúp. Phát triển từ xây dựng Danh mục dụng cụ trợ giúp ưu tiên của WHO, Bộ Y tế đã họp các chuyên gia từ cơ quan quản lý, chuyên môn, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật họp và xác định các tiêu chí cần thiết để Việt Nam xây dựng Danh mục dụng cụ PHCN ưu tiên, phù hợp trong bối cảnh của Việt Nam.

Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam cho biết: "Các cấp, ngành cần có nghiên cứu cụ thể đánh giá vai trò và tác động của dụng cụ trợ giúp đối với NKT; Nghiên cứu, mở rộng danh mục BHYT chi trả dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật, trước tiên là các dụng cụ cơ bản thiết yếu như máy trợ thính cho người khiếm thính; Thiết bị hỗ trợ tăng thị lực cho người khiếm thị; chân tay giả, nẹp chỉnh hình, nạng, xe lăn cho người khuyết tật vận động...

Bên cạnh đó, chúng ta cần nghiên cứu các mô hình cung cấp dịch vụ dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật như xã hội hóa bên cạnh nguồn lực nhà nước; Dịch vụ cho thuê dụng cụ trợ giúp; tái sử dụng dụng cụ trợ giúp... Ngoài ra, chúng ta cần có quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn dụng cụ hỗ trợ đối với người khuyết tật".

Hiện người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dụng cụ trợ giúp do không có sẵn tại địa phương trừ một số thành phố lớn; người khuyết tật không có khả năng chi trả do điều kiện kinh tế.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dụng cụ PCHN cho người khuyết tật trong nước rất hạn chế, do các doanh nghiệp không mặn mà. Đa số các sản phẩm phục vụ người khuyết tật phải nhập khẩu và không chủ động được nguồn hàng.

Do đó các đại biểu cũng đề nghị cần có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mặt hàng đang có nhu cầu ngày càng cao tại Việt Nam.

Phương Thu
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động