Người dân gửi tiền nhiều nhất vào ngân hàng nào?

Theo thống kê, BIDV, Vietcombank, Vietinbank đang là những ngân hàng dẫn đầu về huy động tiền gửi khách hàng trong khối các ngân hàng cổ phần.
Agribank khoe lãi lớn, kêu khó về “bài toán” tăng vốn Ham lãi suất cao, tin lời ong bướm và bài học cay đắng Nhân viên ngân hàng nào thu nhập bình quân cao nhất?

Theo tài liệu của phóng viên, ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), thì đa số các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 và 6 tháng đầu năm 2019.

Ngoài những biến động về tổng tài sản, nợ xấu, lợi nhuận thì việc huy động vốn (tiền gửi của khách hàng) cũng được rất nhiều người quan tâm.

nguoi dan gui tien nhieu nhat vao ngan hang nao
Ảnh minh họa.

Thống kê từ 25 nhà băng đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 thì tại thời điểm ngày 30/6/2019, tổng tiền gửi của khách hàng tại những ngân hàng này đạt hơn 5,59 triệu tỷ đồng, tăng 7,17% so với đầu năm.

Chiếu theo các báo cáo tài chính cho thấy, BIDV, Vietcombank, Vietinbank vẫn đang là những ngân hàng dẫn đầu về huy động tiền gửi khách hàng trong khối các ngân hàng cổ phần với gần 2,78 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 50% trên tổng huy động của 25 ngân hàng.

Cụ thể, BIDV dẫn đầu về tiền gửi khách hàng với 1,06 triệu tỷ đồng, tăng 7,1% so với hồi đầu năm; Vietcombank đạt hơn 870 nghìn tỷ đồng, tăng 8,60%; VietinBank đạt gần 847 nghìn tỷ đồng, tăng 2,55% so với cùng kỳ thời điểm đầu năm.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác cũng có sự tăng trưởng về khoản huy động tiền gửi của khách hàng. Đơn cử như VPBank đạt hơn 197 nghìn tỷ đồng; Sacombank hơn 388 nghìn tỷ đồng; ACB đạt 291,2 nghìn tỷ đồng; Techcombank hơn 220 nghìn tỷ đồng; LienVietPostBank 130 nghìn tỷ đồng; Eximbank hơn 129 nghìn tỷ đồng; VIB hơn 99 nghìn tỷ đồng; TPBank 80,8 nghìn tỷ đồng; MSB hơn 68,2 nghìn tỷ đồng; NCB gần 54 nghìn tỷ đồng; VietABank hơn 43,7 nghìn tỷ đồng

Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng cũng có lượng tiền gửi của khách hàng giảm. Đơn cử, ABBank đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, giảm 3,89% so với thời điểm đầu năm; PGBank, Saigonbank...

Việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là một trong những hình thức đầu tư an toàn để hưởng lãi suất, không bị lỗ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đã rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười khi ham lãi suất, các chương trình khuyến mãi để giờ đây phải gánh lấy rủi ro mà không phải từ lỗi chủ quan mà từ quy trình, nghiệp vụ của ngân hàng không tốt.

Một ví dụ cụ thể là trường hợp vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại số 50 Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) gửi tiền tiết kiệm vào một số ngân hàng ở Hà Nội để nhận lãi suất nhưng khi đến làm thủ tục tất toán thì được thông báo sổ tiết kiệm bị phong tỏa do đã cầm cố để vay khoản tiền khác tại ngân hàng này.

Đáng nói, với trường hợp của vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn, dù các cơ quan chức năng vào cuộc giám định chữ ký thì thấy, chữ ký ở giấy tờ gửi tiền với chữ ký vay tiền khác nhau, tức vợ chồng ông Toàn không phải là người ký cầm cố. Dù vậy, sau "cuộc chiến pháp lý" đến nay vợ chồng ông Toàn vẫn chưa thể nhận lại tiền của mình đã gửi.

"Trường hợp của ông Đặng Nghĩa Toàn là bài học cảnh tỉnh cho những khách hàng khác muốn gửi tiền vào ngân hàng. Muốn gửi tiền trước hết phải tìm hiểu thông tin về các ngân hàng, không nên nghe lời rủ rê cũng như ham lãi suất để rồi tiền mất tật mang. Chúng ta cứ tưởng gửi tiền vào ngân hàng là an toàn nhưng gần đây cũng đã xuất hiện nhiều vụ mất tiền không rõ lý do nên cẩn thận vẫn hơn", một vị chuyên gia chia sẻ.

Hậu Lộc
Phiên bản di động