Luật sư tư vấn:

Người có tiền án có được gia nhập hội cựu chiến binh hay không?

Người từng nhập ngũ và tham gia phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên sau đó vi phạm pháp luật và bị án tù liệu có còn cơ hội tham gia vào hội cựu chiến binh?
Có tiền án trộm cắp, ngủ nhờ lại "ngựa quen đường cũ"

Câu hỏi: Tôi nhập ngũ và tham gia phục vụ chiến đấu biên giới phía Bắc, thời gian sáu năm từ 1979 đến 1985 thì chuyển ngành. Đã được kết nạp Đảng trong quân đội. Do vi phạm pháp luật, tôi bị án tù và đã được ra tù và xóa án tích từ 20 năm nay. Vậy tôi có được là ựu chiến binh hay không? Người đứng đầu hội cựu chiến binh ở địa phương tôi trả lời là tôi không được gia nhập vì có tiền án, đúng hay sai?

Ông T.H (Nam Định)

nguoi co tien an co duoc gia nhap hoi cuu chien binh hay khong
Người có tiền án nhưng đã được xóa án tích vẫn được gia nhập hội cựu chiến binh. Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Văn phòng Luật Phúc Quang, Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin được trả lời như sau:

Theo Pháp lệnh cựu chiến binh 2005 thì những người sau được công nhận là Cựu chiến binh:

“Điều 2: Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Tuy nhiên, không phải tất cả những đối tượng nêu trên đều được công nhận là cựu chiến binh. Theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

Điều 6: Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:

a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

Ngoài ra, những người được kết nạp vào hội cựu chiến binh Việt Nam, được là hội viên hội cựu chiến binh Việt Nam thì lại do Điều lệ Hội cựu chiến binh quy định.

Vì vậy, căn cứ trên đã nêu rõ. Nếu ông không vi phạm các điểm đã nêu ở điều 6, Nghị định 150/NĐ-CP thì ông được công nhận là cựu chiến binh.

Lãnh đạo Hội cựu chiến binh Việt Nam tại địa phương trả lời ông như vậy là chưa thỏa đáng. Ông cần làm đơn đề nghị gia nhập hội cựu chiến binh và kèm theo các tài liệu chứng minh thời gian phục vụ quân đội nơi biên giới, các huân, huy chương được tặng thưởng để gửi chi hội cựu chiến binh địa phương xem xét kết nạp.

An Khê (t/h)
Phiên bản di động