Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chính thức có tân Chủ tịch

Ông Lương Hải Sinh - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
BIDV rót hơn 2.000 tỷ vào dự án chăn nuôi bò "chết yểu" ở Hà Tĩnh Siêu dự án gang thép nghìn tỷ sắp được mang đi đấu giá

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lương Hải Sinh - Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

ngan hang phat trien viet nam vdb chinh thuc co tan chu tich
Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Được biết, ông Lương Hải Sinh sinh năm 1975 tại Thái Nguyên. Trình độ chuyên môn Thạc sỹ kinh tế trường Đại học Ngoại thương Sunderland – Anh Quốc. Ông Lương Hải Sinh được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo Quyết định số 1456/QĐ-BTC của Bộ Tài chính từ ngày 27/6/2016.

Trước đó, ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ông Phạm Quang Tùng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB để chuyển công tác về làm việc tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Cùng ngày, Thủ tướng đã có công văn giao ông Bùi Tuấn Minh - Phó Chủ tịch VDB, phụ trách Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Như vậy, sau gần 2 năm trời, vị trí Chủ tịch VDB mới có người tiếp quản.

Theo kết luận kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố, hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm hơn 866 tỷ đồng. Đáng chú ý, lỗ lũy kế của ngân hàng này đến 31/12/2018 là trên 4.800 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là trên 46.100 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ.

Đặc biệt, hiện nay, số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách Nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn, lên tới 13.496 tỷ đồng.Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu. Kiểm toán Nhà nước đánh giá điều này khiến tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động.

Được biết, VDB là ngân hàng chính sách do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Ngân hàng này được miễn các loại thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán.

Văn Huy
Phiên bản di động