Ngân hàng Nhà nước nắn dòng cho vay tiêu dùng khiến VPBank bị ảnh hưởng?

Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành sẽ tác động tới dư nợ cho vay và lợi suất hoạt động của FE Credit, khiến ánh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) hợp nhất của VPBank...
Tài khoản ngân hàng mất 11 triệu đồng sau hai phút Tổng giám đốc VPBank dự chi hơn trăm tỷ mua cổ phiếu ESOP VPBank là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN (Thông tư 18) về quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Trong đó, mục đích của Thông tư mới chủ yếu hướng đến giảm dần tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay xuống mức 30%. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho khách hàng có tổng dư nợ cho vay giải ngân trực tiếp trên 20 triệu đồng.

ngan hang nha nuoc nan dong cho vay tieu dung khien vpbank bi anh huong
Ảnh minh họa.

Đồng thời, lộ trình giảm được kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm từ 2021 đến 2024. Cụ thể, từ 1/1/2021 đến 31/12/2021 giảm xuống 70%; từ 1/1/2022 đến 31/12/2022 là 60%; từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2023 là 50% và từ 1/1/2024 còn 30%.

Thông tư cũng quy định các biện pháp liên quan đến việc thu hồi nợ, trong đó không cho phép biên pháp đe dọa đối với khách hàng. Số lần nhắc nợ giữa công ty tài chính và bên vay tối đa không quá 5 lần/ngày.

Trong báo cáo cập nhật về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá Thông tư 18 sẽ có ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng của FE Credit, công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc VPBank.

Theo nhận định của VCSC, với các quy định của Thông tư 18, FE Credit sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong 5 năm tới. Cụ thể, Thông tư này được ban hành nhằm giảm rủi ro dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng. Trong khi đó, dư nợ cho vay của FE Credit đã đạt mức cơ sở cao là 2,6 tỷ USD, tương ứng khoảng 50% lượng tín dụng lưu hành trong mảng tài chính tiêu dùng.

Dựa trên dư nợ liên quan đến các khoản cho vay bằng tiền mặt đạt 75% tại FE Credit (trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019), VCSC cho rằng tăng trưởng cho vay và các mảng khác sẽ giảm tốc (cụ thể, lợi suất của hoạt động cho vay giảm) trong những năm sắp tới.

Trên cơ sở đó, VCSC dự báo đóng góp của FE Credit cho dư nợ cho vay hợp nhất của VPBank sẽ giảm từ 24% trong năm 2018 còn 18% trước thời điểm cuối năm 2024 và lợi suất cho vay sẽ giảm do tỷ trọng cho vay bằng tiền mặt phải điều chỉnh theo Thông tư 18. Việc này sẽ dẫn tới việc tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) hợp nhất của VPBank bị ảnh hưởng tiêu cực từ năm 2021 (còn 8,5%) và đến 2024 (còn 7,4%).

Trước đó, đánh giá về tác động của Thông tư 18, tổ chức JP Morgan ước tính cho vay tiền mặt trong cơ cấu dư nợ FE Credit sẽ giảm 25% mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2021 xuống còn 28% tổng dư nợ cho vay. Dẫn đến sự sụt giảm hiệu suất sinh lời của tài sản 110 điểm cơ bản/năm, NIM hàng năm giảm trên 80 điểm cơ bản và ROE giảm xuống 15-16% từ mức 20%.

Hậu Lộc
Phiên bản di động