Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc

Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ

Sáng 9/2, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của nguời bệnh.
Vĩnh Phúc: Cảnh báo nguy cơ ma túy dạng thảo mộc xâm nhập học đường Tăng cường kỹ năng phòng ngừa, xử lý các hành vi xâm hại, bạo lực cho phụ nữ và trẻ em Trang bị cho người dân kiến thức, kỹ năng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Dự buổi tập huấn có bà Đặng Thị Hải - Thạc sĩ, Giảng viên Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Tổng cục dân số (Bộ Y tế), cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.

Toàn cảnh buổi tập huấn
Toàn cảnh buổi tập huấn

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong cơ sở khám chữa bệnh, đối tượng giao tiếp chủ yếu là người bệnh và người nhà người bệnh.

Bệnh nhân tâm thần không chỉ là những người mắc các bệnh tâm thần xã hội như tâm thần phân liệt, động kinh mà còn gia tăng ở các dạng tâm thần khác như rối loạn tâm thần cấp, rối loạn hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, loạn thần thực tổn, rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu…

Ông Nguyễn Hoài Nam – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần
Ông Nguyễn Hoài Nam – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần phát biểu buổi tập huấn

Bởi vậy, mỗi nhân viên y tế không chỉ có trình độ về chuyên môn mà cần phải có cả các kỹ năng mềm, đặt biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh.

Bệnh viện đã mời những giảng viên giàu kinh nghiệm để tổ chức lớp tập huấn cho tất cả các cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác và làm việc tại bệnh viện, qua đó trau dồi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà người bệnh để họ yên tâm vui vẻ và hài lòng hơn khi đến và điều trị.

Ngay từ đầu năm, bệnh viện đã có 84 bệnh nhân điều trị, khám chữa bệnh. Hằng ngày, có 70 bệnh nhân đến khám. Số lượng bệnh nhân nhập viện ngày một tăng, tính chất bệnh cũng trở nên phức tạp, vì vậy công tác khám, điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng đòi hỏi phải được nâng cao chất lượng.

Thạc sĩ Đặng Thị Hải – Giảng viên Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Tổng cục dân số -Bộ y tế
Thạc sĩ Đặng Thị Hải – Giảng viên Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Tổng cục dân số (Bộ Y tế)

Thạc sĩ Đặng Thị Hải – Giảng viên Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Tổng cục dân số (Bộ Y tế) chia sẻ: Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một chủ trương mang tính đột phá của ngành.

Bệnh nhân đến khám chữa bệnh
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh

Thực tiễn cho thấy, quản lý chất lượng bệnh viện, cải tiến chất lượng khám chữa bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các bệnh viện nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng. Chất lượng chăm sóc không chỉ phụ thuộc vào máy móc, vật tư, trang thiết bị mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đi kèm như kiến thức, thái độ nhân viên y tế, kỹ năng tay nghề, quy trình chăm sóc hiệu quả...

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã để xảy ra tình trạng viên chức y tế có thái độ cáu gắt, thiếu trách nhiệm, gợi ý, đòi quà biếu với người bệnh, người nhà người bệnh gây bức xúc dư luận xã hội.

Cán bộ y tế tư vấn tận tình cho bệnh nhân
Cán bộ y tế tư vấn khám chữa bệnh tận tình cho bệnh nhân

Mức độ hài lòng của người bệnh, thân nhân người bệnh là nguồn thông tin quan trọng góp phần phát triển bệnh viện. Cải tiến chất lượng giao tiếp, ứng xử trong khám chữa bệnh luôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt và được các bệnh viện tiến hành liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, người dân trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận.

Trong những năm qua, Bộ Y tế đã đặc biệt quan tâm đến việc giao tiếp của nhân viên y tế và đã ban hành nhiều văn bản quy định về giao tiếp ứng xử như Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế (12 điều y đức), Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh, Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế…

Do vậy, Bệnh viện cần tuyên truyền, giáo dục nhân viên của mình về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo diện mạo mới cho Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương trình tập huấn gồm 2 lớp: Lớp 1: 9/2/ 2023, thành phần: Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên, dược sỹ, cán bộ hành chính, kế toán, hộ lý, y công, lái xe, bảo vệ (50 người); Lớp 2: 10/2/ 2023, thành phần: Ban Giám đốc, Trưởng Phó các khoa, phòng, các Điều dưỡng trưởng, các bác sỹ (56 người).

Chương trình đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên, y bác sĩ, người lao động của Bệnh viện tham gia.

Lê Sơn
Phiên bản di động