Nâng cao chất lượng dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,1% so với năm 2021

Chiều 16/6, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Hà Nội (KHHGĐ) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao hiệu quả tuyên truyền công tác dân số - KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, Hà Nội nỗ lực hoàn thành kế hoạch chiến dịch dân số Dân số Việt Nam thay đổi theo hướng "già hóa", thiếu hụt nữ giới ngày càng trầm trọng Dân số vàng và nguy cơ… “chưa giàu đã già”?

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Theo báo cáo của Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả về công tác dân số.

Trong đó, về quy mô dân số, dự kiến năm 2022 dân số trung bình khoảng 8,36 triệu người.Về cơ cấu dân số, thành phố đã bước đầu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh dự kiến năm 2022 là 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Cơ cấu dân số theo tuổi chuyển dịch theo hướng già hóa dân số. Chất lượng dân số Thủ đô từng bước được nâng cao.

Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,1 % so với năm 2021. Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ: 86 %. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (% số bà mẹ mang thai): 82%.

Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (% số trẻ sơ sinh ): 86%. Tỷ lệ nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 30%. Số người áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) mới: 385.240 người.

Đồng chí Nguyễn Minh Xuân - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố  phát biểu tại hội nghị
Bà Nguyễn Minh Xuân - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố phát biểu tại hội nghị

Bà Nguyễn Minh Xuân - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố cho biết, Chi cục đã triển khai, duy trì các mô hình nâng cao chất lượng dân số ngày càng hoạt động có hiệu quả, nâng cao nhận thức của người dân, ổn định quy mô, cơ cấu dân số...

Ban chỉ đạo công tác Dân số- KHHGĐ 30/30 quận, huyện, thị xã đã xây dựng Kế hoạch ngay từ đầu năm để chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng địa bàn đảm bảo các hoạt động theo kế hoạch của thành phố. Các cấp ủy đảng, chính quyền quận/huyện/thị xã đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Dân số- KHHGĐ thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn.

UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành công tác giao chỉ tiêu kế hoạch giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên, chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, chỉ tiêu sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, chỉ tiêu khám sức khỏe người cao tuổi năm 2022 cho các xã, phường, thị trấn; 100% xã, phường, thị trấn đã triển khai kế hoạch công tác Dân số và giao chỉ tiêu đến các thôn, tổ dân phố.

Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động cung cấp dịch về dân số năm 2022 triển khai trong bối cảnh: Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, hệ thống Y tế cơ sở hầu hết đã cung cấp dịch vụ KHHGĐ/chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) được thường xuyên, vì thế tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại duy trì ở mức 76% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Tăng cường công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 nên một số hoạt động công tác Dân số kế hoạch thực hiện vào đầu năm bị chậm đặc biệt là việc triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến cuối tháng 3 mới triển khai được và đến tận tháng 6 mới sơ kết tổ chức chiến dịch.

Thực hiện siêu âm 5D cho bệnh nhân
Ảnh minh hoạ

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2022 tỷ lệ sàng lọc trước sinh toàn thành phố đạt 83,43%, một số đơn vị có tỷ lệ đạt thấp như: Phú Xuyên 77,01 %, Thanh Oai 76,12 %, Sơn Tây 71,75%; Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 89,17%, một số đơn vị tỷ lệ còn chưa cao như: Thanh Trì (81,57%), Thanh Oai (82,96%), Phú Xuyên (82,46%). Một số đơn vị triển khai tốt chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Long Biên, Quốc Oai, Thạch Thất.

Mức sinh, sinh con thứ 3 trở lên ở một số huyện còn cao, mật độ dân số phân bố không đồng đều, chất lượng dân số vẫn còn nhiều hạn chế; vẫn còn trẻ sinh ra bị khuyết tật, dị tật và mắc các bệnh do di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa, trẻ em rối nhiễu tâm trí, béo phì có nguy cơ ngày càng tăng, dịch vụ đáp ứng cho người già chưa thỏa đáng, vị thành niên, thanh niên đang đứng trước những thách thức mới có liên quan đến việc thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe....

Nhiệm 6 tháng cuối năm 2022, Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng dân số.

Trong đó, tập trung các giải pháp để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh con thứ 3 trở lên 0,1%, sàng lọc trước sinh 82%, sàng lọc sơ sinh 86%, tỷ lệ khám sức khỏe người cao tuổi định kỳ trong năm là 86% (tăng 2% so với năm 2021).

Chi cục cũng sẽ đẩy mạnh truyền thông tư vấn nâng cao chất lượng dân số; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh ở các địa bàn có tỷ số mất cân bằng cao; Tổ chức có hiệu quả các sự kiện, chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.

Ngoài ra, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra ở các cấp đặc biệt là đối với cơ sở, đảm bảo thực hiện chính sách dân số ở địa bàn các quận, huyện, thị xã; Tăng cường thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập về không chọn giới tính thai nhi và các quy định của pháp luật.

Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, Hà Nội nỗ lực hoàn thành kế hoạch chiến dịch dân số Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, Hà Nội nỗ lực hoàn thành kế hoạch chiến dịch dân số
Dân số Việt Nam thay đổi theo hướng Dân số Việt Nam thay đổi theo hướng "già hóa", thiếu hụt nữ giới ngày càng trầm trọng
Dân số vàng và nguy cơ… “chưa giàu đã già”? Dân số vàng và nguy cơ… “chưa giàu đã già”?
Phương Thu
Phiên bản di động