Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2022 là năm rất đặc biệt với những diễn biến phức tạp và khó lường. Trong bối cảnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển.
“Tự hào Việt Nam - New Year Concert 2023” – Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới 2023 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế năm 2023 thậm chí còn khó khăn hơn Ra quân Tổng điều tra kinh tế trong điều kiện đặc biệt

Chạy đua phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, gây ra không ít khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, Bộ KH&ĐT với vai trò quản lý Nhà nước về KH&ĐT đã bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nỗ lực không ngừng cùng các bộ ngành, địa phương chạy đua cho kế hoạch phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Theo đó, hồi đầu năm 2022, Bộ KH&ĐT là cơ quan soạn thảo, tham mưu cho Chính phủ xây dựng Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Tháng 6/2022, Bộ KH&ĐT cũng chủ trì tổ chức Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng.

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Bộ KH&ĐT xác định luôn chủ động thích ứng, kiến tạo và quyết định tương lai của mình theo hướng nhận diện và tham gia từ đầu, từ sớm và từ xa; phải nhận diện để điều chỉnh kịp thời với hoàn cảnh, vượt qua, phục hồi nhanh để đạt được mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Mặt khác, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, với trách nhiệm là cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, trong bối cảnh thách thức và cơ hội đan xen hiện nay, để hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững, Bộ KH&ĐT đã đề xuất nhiều hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Nêu cao tinh thần đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp. Tập trung triển khai ngay các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp, tạo đà phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Gỡ “điểm nghẽn” cho vốn đầu tư công

Trong năm 2022, nhận thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kỳ vọng, Thủ tướng Chính phủ đã phải thành lập 6 Tổ công tác để kiểm tra, đốc thúc việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn còn thấp, đồng thời liên tục có các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân.

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 2022, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát (Ảnh minh họa: Phạm Mạnh)

Quý II và III năm nay là thời điểm hết sức bận rộn với Bộ KH&ĐT khi được giao làm đầu mối để hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra và xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp chung, báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng là Thường trực các Tổ công tác do lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng đề cương kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, địa phương và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng còn phải đảm nhận thêm trọng trách Tổ trưởng Tổ công tác số 5, phụ trách kiểm tra các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam.

Trong nhiều cuộc làm việc với các đơn vị, Tổ công tác do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng đã tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tổ công tác số 5 của Chính phủ về đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng làm trưởng đoàn làm việc với tỉnh Quảng Nam ngày 25/7

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn đang khó khăn và chúng ta đang thực thi các giải pháp để phục hồi kinh tế.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho rằng, tỷ lệ giải ngân cả năm phản ánh rất rõ hiệu ứng của các giải pháp về mặt thể chế, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công. Đổi mới thể chế là khâu then chốt, nhưng công tác chỉ đạo, điều hành là khâu quyết định. Nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nơi đó đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn…

Có thể thấy, năm 2022 là một năm khá bận rộn của Bộ KH&ĐT cùng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khi phải xử lý các vấn đề còn tồn đọng sau khi dịch bệnh lắng xuống, thêm vào đó là các nhiệm vụ quan trọng trong năm.

Sự nỗ lực, quyết tâm với tinh thần, trách nhiệm cao của Bộ KH&ĐT đã góp phần mang đến “quả ngọt” khi tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng tích cực; Kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, kiểm soát được lạm phát, các cân đối lớn được đảm bảo.

“Tự hào Việt Nam - New Year Concert 2023” – Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới 2023 “Tự hào Việt Nam - New Year Concert 2023” – Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới 2023
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế năm 2023 thậm chí còn khó khăn hơn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế năm 2023 thậm chí còn khó khăn hơn
Ra quân Tổng điều tra kinh tế trong điều kiện đặc biệt Ra quân Tổng điều tra kinh tế trong điều kiện đặc biệt
Hưng Khánh
Phiên bản di động