Mặt cầu Thăng Long được sửa chữa tổng thể

Sau 2 năm nghiên cứu, phương án sửa chữa tổng thể mặt cầu Thăng Long của Tổng cục Đường bộ được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận. 
Tập đoàn Mỹ đề nghị tham gia sửa chữa cầu Thăng Long Hà Nội thông xe đường vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long Đã sửa chữa, khắc phục phần xuống cấp trên mặt cầu Thăng Long Mặt cầu Thăng Long bị xuống cấp nghiêm trọng

Chiều 4/5, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết đơn vị trình phương án sửa chữa các bản thép mặt cầu Thăng Long với kết cấu liên hợp siêu nhẹ. Đơn vị thi công dự kiến cào bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép rồi hàn các đinh neo, lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông cường độ cao.

Sau đó, mặt cầu được phủ lớp bê tông nhựa tạo nhám để đảm bảo êm thuận trong quá trình khai thác; các khe co giãn trên mặt cầu đã hư hỏng sẽ được thay thế toàn bộ.

"Tuổi thọ công trình dự kiến khoảng 10 năm", ông Huyện khẳng định. Dự kiến kinh phí dự án sửa chữa là 269 tỷ đồng bằng nguồn bảo trì đường bộ, ít hơn so với phương án của tư vấn Nhật Bản từng nghiên cứu là 313 tỷ đồng.

Tổng cục Đường bộ đang chuẩn bị thủ tục đấu thầu trong tháng 6, khởi công vào tháng 7 và hoàn thành cuối năm nay; quá trình thi công cấm phương tiện qua cầu. Một số chuyên gia nước ngoài và trong nước được thuê để giám sát quá trình thi công.

Mặt cầu Thăng Long được sửa chữa tổng thể
Mặt cầu Thăng Long xuống cấp và được "vá" tạm để phương tiện lưu thông. Ảnh: Bá Đô.

Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, cách đây 2 năm khi cầu Thăng Long hư hỏng, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu công nghệ gốc (của Nga) và mời giám đốc điều hành đơn vị thiết kế cầu Thăng Long sang Việt Nam nghiên cứu phương án sửa chữa.

Chuyên gia Nga đã khảo sát cầu Thăng Long, nghiên cứu các phương án và trả lời không tham gia dự án này. Do đó, Tổng cục Đường bộ không sử dụng phương án sửa chữa theo công nghệ của Nga mà phải tìm giải pháp khác.

Sau hơn 20 năm sử dụng, cầu Thăng Long bị hư hỏng bề mặt, lớp dính bám giữa bê tông nhựa và lớp chống thấm trên bản mặt thép bị suy giảm, gây trượt, tạo các vết nứt ngang, nứt xiên, dồn cục bê tông nhựa trên mặt cầu. Mặc dù đã được sửa chữa lớn 2 lần và duy tu thường xuyên, song tình trạng xuống cấp đối với cầu này vẫn thường xuyên xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Huyện thông tin thêm, cầu Thăng Long có kết cấu phức tạp, giàn thép 2 tầng cho đường bộ và đường sắt, chiều dài nhịp lớn, luôn phải chịu tải trọng xe lớn và ngày càng gia tăng trên cầu, cùng với đó là tải trọng tàu hỏa... tạo ra các dao động biến dạng. Mặt cầu chịu kéo theo cả hai phương dọc và ngang nên đã hư hỏng theo thời gian.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, công trình ghi dấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nối liền các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Cầu được các chuyên gia Nga thiết kế và xây dựng từ năm 1974, hoàn thành cuối năm 1985.
Nguồn: VnExpress
vnexpress.net
Phiên bản di động