Luật sư phân tích vụ án có dấu hiệu oan sai tại Yên Thế - Bắc Giang

Không có vật chứng nhưng cơ quan tố tụng vẫn cho rằng đó là hung khí nguy hiểm; Bị hại thay đổi lời khai - oan sai bắt đầu? Liệu có thông cung để ép người đóng thế trong vụ án cố ý gây thương tích ở Yên Thế - Bắc Giang. 
Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang: Lái xe phải trả phí để “mua" nguy hiểm Nhiều khuất tất trong việc xét xử vụ án cố ý gây thương tích Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo làm rõ vụ "ngâm" hồ sơ cán bộ khuyến nông, thú y

Theo Luật sư Vi Văn Diện (Đoàn Luật sư Hà Nội), vụ án gây thương tích xảy ra ngày 24/01/2018, liên quan tới bị cáo Nguyễn Văn Toàn tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có dấu hiệu oan sai ngay từ khi thu thập chứng cứ, cụ thể:

Không có vật chứng vẫn xác định được người thực hiện hành vi phạm tội?

Người dân có quyền báo tin về hành vi phạm tội, cơ quan điều tra khi tiếp nhận nguồn tin này có trách nhiệm, nghĩa vụ áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để xác định sự chính xác, trung thực của nguồn tin đó.

luat su phan tich vu an co dau hieu oan sai tai yen the bac giang

Điều 15 về xác định sự thật của vụ án Bộ luật hình sự quy định rõ: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Để xác định sự thật của vụ án Cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh.

Hoạt động chứng minh được thực hiện thông qua đánh giá chứng cứ khách quan, quan trọng nhất là vật chứng Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 xác định: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Tin báo về tội phạm chỉ là khởi đầu để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động xác minh, điều tra thu thập, đánh giá chứng cứ tiến tới chứng minh có hay không hành vi phạm tội. Hoạt động điều tra xác định sự thật của vụ án không có còn đường nào khác ngoài nguồn chứng cứ, quan trọng nhất là chứng cứ.

Trong vụ án Nguyễn Văn Toàn bị cáo buộc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích bằng gậy gỗ theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đây là nguồn chứng cứ tối quan trọng trong hoạt động chứng minh của cơ quan điều tra. Nếu không thu thập được vật chứng, hung khí là chiếc gậy gỗ thì việc kết luận nguyên nhân dẫn đến hậu quả chỉ là suy diễn và tưởng tượng.

Bản kết luận giám định pháp ý số 362/PYQG-CV ngày 16/10/2018 ghi nhận “Thương tích vùng vai, gãy mỏm cùng vai trái do vật tày tác động. Đơn khởi tố vụ án ngày 20/03/2018 (Bút lục số 53 ), Biên bản ghi lời khai (Bút lục 236, 248, 252) của bị hại Đặng Văn Trường đều khẳng định: Vũ Văn Phong có hành vi dùng vũ lực cướp dao chém thẳng vào đầu. Sau khi anh Trường ngã xuống thì Phong dùng lưng dao đánh liên tiếp vào người. Đặc biệt Biên bản ghi lời khai ngày 26/02/2018 (Bút lục số 242) Trường khai: “Bị cả Phong và Toàn đánh, Phong đánh cả vào vai và lưng”.

Vật tày ở đây là vậy gì? Là chiếc gậy gỗ tưởng tượng hay là sống dao loại bằng do đối tượng Vũ Văn Phong sử dụng để gây thương tích.

Trong vụ án này cơ quan điều tra không thu giữ được vật chứng là gậy gỗ chỉ thu được vật chứng là con dao bằng có chiều dai 45 cm, con dao quắm dài 87 cm. Tuy nhiên dù không thu được vật chứng là gậy gỗ những cơ quan điều tra vẫn hướng tới khẳng định ông Toàn sử dụng gậy gỗ để gây thương tích mà loại trừ khả năng ông Phong có thể gây thương tích bằng sống con dao bằng - vật chứng này đã thu thập được.

Không khó để nhận thấy đây là một sự bất thường, thiếu lô gic trong điều tra của điều tra viên cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Yên Thế.

Không có vật chứng nhưng cơ quan tố tụng vẫn cho rằng đó là hung khí nguy hiểm.

Để xác định một vật gây án là hung khí nguy hiểm thì tối thiểu người xác định phải nhìn thấy hung khí, sờ thấy được hung khí để từ đó xem xét đánh giá hình dáng, độ dài, độ cứng, có sắc nhọn hay không… và đặc biệt là khả năng gây thương tích của hung khí.

Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP đã hướng dẫn: “.2.2. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. (a). Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…; (b). Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”. Khái niệm này đồng nhất với khái niệm hung khí nguy hiểm.

Không thu được vật chứng là gây gỗ thì lấy cơ sở đâu mà cơ quan điều tra đánh giá được gậy đó có cứng hay không, có cạnh nhỏ sắc hay không, độ dài, rộng khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe người bị tấn công.

Chứng cứ: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.” (Điều 86 Bộ luật tố tụng hinh sự năm 2015).

Điều đầu tiên để một vật trở thành chứng cứ đó là “có thật” - Vật có thật phải tồn tại, hiện hữu để sờ, nắm được từ đó xem xét đánh giá tính chất của vật thì đã không được cơ quan điều tra đảm bảo.

Đối với vụ án này nếu chỉ thông qua lời khai, xem xét dấu vết trên cơ thể, thực nghiệm điều tra lại cho người đóng thế, đối chất thông tin không có sự tham gia kiểm chứng của luật sư nhưng đã đều được sắp xếp ăn khớp, thể hiện tính khách quan nhưng việc quan trọng và mấu chốt là vật chứng lại không thu thập được vậy làm sao có thể xác định hành vi, người thực hiện, mối quan hệ nhân quả.

Trong vụ án này chỉ có ba người tham gia gồm Đặng Văn Trường (bị hại), Vũ Văn Phong, Nguyễn Văn Toàn người thực hiện hành vi, có lời khai mâu thuẫn, giám định không xác định được cơ chế hình thành vết thương, thực nghiệm điều tra sử dụng người đóng thế, không mời luật sư tham gia thì việc không thu giữ được vật chứng thì không thể đủ cơ sở chứng minh được người phạm tội, hành vi phạm tội.

Bị hại thay đổi lời khai - oan sai bắt đầu? Liệu có thông cung để ép người đóng thế?

Trong hồ sơ vụ án hình sự những lời khai đầu tiên, càng gần thời điểm xảy ra sự việc có tính chân thực cao nhất, phản ánh đúng sự thật khách quan của sự việc.

Sự việc gây thương tích xảy ra ngày 24/01/2018, ngay sau đó ngày 25/01/2018 bị hại Đặng Văn Trường có đơn trình báo, được UBND xã Đồng Tiến ký đóng dấu, khẳng định: “Ngay lập tức anh Phong lao vào cướp dao của tôi, rồi dùng dao chém thẳng vào đầu tôi, do phản xạ của tôi, tôi đã nắm được chuôi dao nhưng lưỡi vẫn dao chém vào đầu tôi... anh Phong dùng lưng con dao liên tiếp đập vào lưng tôi, lúc đó tôi chảy nhiều máu bất tỉnh… ”.(Bút lục 43)

Tại Biên bản ghi lời khai ngày 26/02/2018 (Bút lục số 242) Trường khai: “Bị cả Phong và Toàn đánh, Phong đánh cả vào vai và lưng”.

luat su phan tich vu an co dau hieu oan sai tai yen the bac giang
Bị cáo Toàn tại cơ quan điều tra

Thời điểm này ý chí của người bị hại hoàn toàn không bị tác động của bên thứ ba làm sai lệch sự việc, đây là phản xạ ngay lập tức trung thực về người gây ra thương tích.

Tuy nhiên sau này mọi lời khai của bị hại Toàn đều khai theo hướng chỉ có Nguyễn Văn Toàn dùng dậy gỗ vụ gây thương tích cho Trường.

Người bị hại có những lời khai mâu thuẫn, lời mô tả người thực hiện hành vi gây thương tích, hung khí gây thương tích có sự thay đổi từ chủ thể này sang chủ thể khác. Điều đáng tiếc cơ quan điều tra đã không xem xét cụ thể, đánh giá việc thay đổi lời khai của người bị hại có nguyên nhân do đâu, có bị tác động để khai sai, khai mâu thuẫn với những lời khai ban đầu hay không. Lời khai mâu thuẫn trên có thể được làm rõ thông qua hoạt động thực nghiệm điều tra nhưng khi tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra Luật sư đã không được mời tham dự.

Bích Động - Yên Thế
Phiên bản di động