Luật BVMT 2020 “xoá bỏ” chồng chéo quản lý và phân rõ trách nhiệm

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 bổ sung nhiều quy định mới về bảo vệ môi trường nước. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT và UBND cấp tỉnh về bảo vệ môi trường nước mặt bị chồng chéo trong thời gian qua, đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ thu hồi pin năng lượng mặt trời và bao bì đóng gói để tái chế Hà Nội: 21 trường học tiên phong phân loại, giảm thiểu rác Bước phát triển nhảy vọt của pháp luật về bảo vệ môi trường Video, clip lan tỏa “Vì một Việt Nam xanh” iPhone 12: Cắt giảm phụ kiện để "bảo vệ môi trường"

Phân cấp trách nhiệm

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 quy định rõ: Bộ TN&MT có trách nhiệm hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với lưu vực sông, hồ; Hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với các lưu vực sông, hồ liên tỉnh; Tổ chức kiểm kê, đánh giá các nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông, hồ liên tỉnh.

Luật BVMT 2020 “xoá bỏ” chồng chéo quản lý và phân rõ trách nhiệm
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 quy định rõ: Bộ TN&MT có trách nhiệm kiểm kê, đánh giá các nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông, hồ liên tỉnh

Đồng thời, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, BVMT.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại lưu vực sông, hồ liên tỉnh.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn.

Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; Thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước thuộc lưu vực sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ TN&MT.

Luật BVMT 2020 “xoá bỏ” chồng chéo quản lý và phân rõ trách nhiệm
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn

Các địa phương chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định; Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

Đồng thời, công bố thông tin về nguồn nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải; Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.

Quản lý tổng hợp theo lưu vực

Quy định mới về nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông khá toàn diện, thể hiện đầy đủ các thành phần cấu thành môi trường nước cũng như các mối tương quan giữa các thành phần của môi trường nước.

Quy định cũng thể hiện rõ nguyên tắc quản lý môi trường nước sông phải theo không gian từ thượng lưu đến hạ lưu, đồng thời bao gồm các thành phần tạo nên môi trường nước sông.

Đối với quy định về nguồn thải vào môi trường nước, nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của nguồn nước.

Luật BVMT 2020 “xoá bỏ” chồng chéo quản lý và phân rõ trách nhiệm
Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ảnh minh họa)

Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.

Đây là cơ sở pháp lý rõ ràng để các doanh nghiệp xem xét, quyết định việc đầu tư loại hình, công nghệ sản xuất phù hợp cũng như đầu tư các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường tốt nhất.

Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, các cơ quan quản lý môi trường yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp các biện pháp bảo vệ môi trường.

Luật BVMT 2020 “xoá bỏ” chồng chéo quản lý và phân rõ trách nhiệm
Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam (Ảnh minh họa)

Có thể nói đây là quy định thể hiện rõ định hướng, quan điểm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.

Quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Đây là một trong những quy định mới được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Các hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt sẽ được xác định cụ thể trong các kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt làm cơ sở để triển khai thực hiện.

Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải và xác định các mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải.

Đây là một trong những nội dung quan trọng và đóng vai trò chủ đạo phục vụ công tác bảo vệ môi trường nước, khi xây dựng được nội dung này một cách chi tiết, cụ thể trong kế hoạch thì công tác quản lý môi trường nước sẽ đạt hiệu quả cao.

Vi Hải
Phiên bản di động