Lũ quét kinh hoàng ở Sa Ná do nước bị nghẽn dòng, vỡ đập tạm từ thượng nguồn

Cây gỗ chắn ngang tạo thành đập tạm trên suối Son, khi nước lớn đã làm đập bị vỡ và tạo thành lũ quét qua bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hoá) gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Thanh Hóa: Tìm thấy 2 thi thể bị lũ cuốn trôi Dân bản thất thần sau lũ dữ: "Nó cuốn mọi thứ như sóng thần" Gia cảnh đẫm nước mắt của Trưởng công an xã tử vong do mưa lũ tại Thanh Hóa Khẩn trương tìm kiếm 12 người bị lũ quét ở Thanh Hóa Cảnh hoang tàn trong cơn lũ quét ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa Thanh Hóa: Một người tử vong do sạt lở trong cơn bão số 3
lu quet kinh hoang o sa na do nuoc bi nghen dong vo dap tam tu thuong nguon

Sơ đồ hiện trường vụ lũ quét ở Na Mèo trong ngày 3/8 - Ảnh Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp

Ngày 17/8 thông tin từ Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết, tổng cục đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ TN-MT về kết quả điều tra nguyên nhân dẫn tới lũ quét xảy ra trên suối Son ngày 3/8, phá hủy hàng chục ngôi nhà ở bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) khiến 12 người chết và mất tích.

Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, thượng nguồn suối Son có mưa lớn, khiến lũ lên từ ngày 2/8, mực nước trên suối lên cao hơn bình thường khoảng 2 - 2,5 m.

Lúc 6 giờ ngày 3/8, nước tràn vào một số nhà dân gần suối. Sau đó nước suối rút rất nhanh, xuống khoảng 2 m trong 40 phút. Đến 7 giờ 15 phút cùng ngày, lũ lớn lại đột ngột đổ về mang theo cây to và đất đá, tạo ra trận lũ quét qua bản Sa Ná.

Khảo sát tại hiện trường, bản Sa Ná nơi lũ quét qua còn rất nhiều cây gỗ pơ mu, sa mộc lớn mắc lại. Những cây này đã khô. Đây là những cây gỗ lớn chỉ còn ở các cánh rừng bên Lào và biên giới Việt - Lào. Các chuyên gia cho rằng, mưa lớn từ phía Lào đã mang theo những cây gỗ lớn có đường kính trên 1,5 m, dài từ 15 - 20 m từ các cánh rừng của Lào về Việt Nam.

“Lũ quét ở suối Son là do cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm, làm nghẽn dòng, sau đó mưa lớn làm nước dâng và vỡ đập, tạo ra lũ và chuyển hướng vào bản Sa Ná,gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná”, báo cáo điều tra kết luận.

Trước đó, ngày 3/8, mưa lớn đã gây ra lũ quét kinh hoàng tại bản Sa Ná, cuốn trôi và làm sập 20 ngôi nhà, 12 người chết và mất tích.

Theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) ngoài 6 thi thể đã được tìm thấy, đến chiều 16/8, bản Sa Ná vẫn còn 6 người mất tích sau trận lũ quét kinh hoàng ngày 3/8.

Theo Thanh Niên
Phiên bản di động