Lạng Sơn: Ngày Rằm tháng Giêng cùng lúc diễn ra 3 lễ hội độc đáo

Hôm nay (19/2) tức ngày rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019, ở Lạng Sơn có 3 lễ hội độc đáo cùng diễn ra: Lễ hội chùa Tam Thanh (TP Lạng Sơn), lễ hội chùa Bắc Nga (huyện Cao Lộc) và lễ hội Ná Nhèm (huyện Bắc Sơn).
lang son ngay ram thang gieng cung luc dien ra 3 le hoi doc dao

1. Lễ hội chùa Tam Thanh

chùa Tam Thanh- một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn không thể không nhớ đến. Lễ hội chùa Tam Thanh diễn ra dịp rằm tháng Giêng hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và khách thập phương, đồng thời duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh công lao to lớn của danh nhân Ngô Thì Sĩ đối với xứ Lạng. Người dân đi hội chùa Tam Thanh đầu năm để vãn cảnh, cầu may mắn, mọi người mạnh khỏe, cầu cho quốc thái dân an…

Lễ hội chùa Tam Thanh bắt đầu bằng nghi lễ rước kiệu danh nhân Ngô Thì Sĩ. Xuất phát từ chùa Tam Giáo (động Nhị Thanh), đoàn rước kiệu đi qua những đường phố chính của thành phố rồi về chùa Tam Thanh (động Tam Thanh) khai mạc lễ hội.

Dẫn đầu đoàn rước kiệu là đội múa sư tử và đội múa rồng đẹp mắt cuốn hút người dân vui trẩy hội. Tại các dãy phố đoàn rước kiệu đi qua, người dân bày biện lễ vật trang trọng để nghênh đón càng vui và ý nghĩa hơn khi các đội múa sư tử, múa rồng ghé vào múa chúc xuân mới các gia đình.

Đây là năm thứ 5 lễ hội chùa Tam Thanh tổ chức nghi lễ rước kiệu nhằm giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, khơi dậy niềm tự hào về các bậc tiền nhân, anh hùng có công với dân, với nước.

2. Lễ hội chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga nằm trên địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát huyện Cao Lộc, chùa nằm trên sườn đồi rộng thoải, mặt hướng ra đường Quốc lộ 4b và dòng sông Kỳ Cùng.

Với mong muốn Tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc. Sau này có nhiều tiền nhân, công thần, văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm bỏ tiền của xây miếu thờ Tiên, sau xây thành chùa thờ Tiên, thờ Phật gọi là chùa Bắc Nga, đặt tên chữ là “Tiên Nga Tự”.

Dân trong vùng lấy ngày 15 tháng giêng hàng năm để tổ chức lễ hội. Ngày hội có cúng tế trong chùa mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc.

Một trò chơi tại lễ hội

Một trò chơi tại lễ hội

Các hoạt động hội tổ chức gồm múa sư tử và hát sli, hát lượn. Hát sli, lượn ở lễ hội chùa Bắc Nga là đặc trưng cho hát trong lễ hội ở Lạng Sơn. Trên sườn đồi, từng tốp trai, gái dân tộc Nùng Phàn Slình với trang phục dân tộc sặc sỡ đứng hát đối nhau, họ hát một cách say sưa hào hứng vui vẻ và hẹn nhau đi hát trong lễ hội khác.

Lợn quay cả con được bày bán tại lễ hội

Lợn quay cả con được bày bán tại lễ hội

Một nét độc đáo trong lễ hội Bắc Nga là hầu hết mọi người, ai đã đến hội Bắc Nga đều tổ chức mua thịt lợn quay và các đồ ăn khác tập trung nhau thành từng nhóm, tưng tốp trên sườn đồi liên hoan vui vẻ. Đây là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, và là một thú vui dã ngoại đầu xuân của người dân Lạng Sơn.

3. Lễ hội Ná Nhèm

Lễ hội này của người Tày tổ chức ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Ná Nhèm theo tiếng Tày nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng 5 năm nay và thu hút sự quan tâm của du khách.

Màn rước tàng thinh tại lễ hội

Màn rước tàng thinh tại lễ hội

Tại đây, 6 chàng trai lực lưỡng trong làng sẽ được giao nhiệm vụ khiêng "tàng thinh" tượng trưng cho linh vật của đàn ông để làm lễ rước. Đây là một nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an, sinh sôi nảy nở trong lễ hội xuân Ná Nhèm.

Được biết năm nay tàng thinh dài khoảng 1,3m, đường kính khoảng 20cm và nặng khoảng 30kg.

HOÀI AN
Phiên bản di động