Lãi ròng giảm mạnh, Eximbank còn 1.860 tỷ đồng nợ xấu

Quý 1/2019, lãi ròng của Eximbank đạt gần 281 tỷ đồng, giảm 37% so cùng kỳ năm trước dù được hoàn nhập gần 7 tỷ đồng chi phí dự phòng. Trong khi đó, tổng nợ xấu giảm xuống còn 1.860 tỷ đồng nhưng tỷ lệ trên dư nợ lại tăng nhẹ lên 1,88%.
Eximbank họp thường niên bất thành Tòa bác kháng cáo, Eximbank phải trả thêm cho bà Chu Thị Bình 115 tỷ đồng Tòa buộc Eximbank phải trả 115 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình Cổ phiếu Eximbank có nhiều giao dịch khủng lạ thường

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019.

Theo đó, trong quý 1/2019, thu nhập lãi thuần của Eximbank đạt 829 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ nhích nhẹ không đáng kể, ghi nhận hơn 79 tỷ đồng.

Trong quý vừa qua, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động khác của Eximbank đạt lần lượt hơn 23 tỷ đồng và 37,5 tỷ đồng, tương đương giảm 59% và 20% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại lãi hơn 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 24 tỷ đồng.

Cũng trong kỳ vừa qua, chi phí hoạt động của Eximbank ghi nhận gần 674 tỷ đồng, tăng 6% khiến lãi thuần giảm 52% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 343 tỷ đồng.

lai rong giam manh eximbank con 1860 ty dong no xau
Tính đến cuối tháng 3/2019, tổng nợ xấu của Eximbank ở mức 1.869 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với hồi đầu năm.

Trong kỳ, Eximbank được hoàn nhập gần 7 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, lãi ròng của nhà băng vẫn giảm 37% so với cùng kỳ, chỉ còn 280 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 31/3/2019, tổng tài sản của Eximbank đạt gần 150.715 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Cho vay khách hàng ghi nhận gần 101.016 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Cùng thời điểm, Eximbank ghi nhận 135.479 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó tiền gửi khách hàng chiếm hơn 122.019 tỷ đồng, tăng 3%.

Cũng tính đến cuối tháng 3/2019, tổng nợ xấu của Eximbank ở mức 1.869 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 11%, lên mức 131 tỷ đồng; trong khi nợ nhóm 5 (nợ khả năng mất vốn) giảm 5% so với đầu năm xuống mức 903 tỷ đồng; và nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng lên 861 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chung trên dư nợ thì tỷ lệ nợ xấu của Eximbank tăng lên mức 1,88% so với con số 1,85% hồi đầu năm.

Trước đó, sáng 26/4, theo lịch dự kiến, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã CK: EIB) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.

Thời gian bắt đầu ĐHĐCĐ bắt đầu 8h30 nhưng mới có 173 cổ đông đại diện cho 57,54% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự; tỷ lệ này chưa đáp ứng điều kiện tổ chức các nhà đầu tư phải chờ thêm một giờ.

Tuy nhiên, hết thời gian này, số cổ đông tham dự chỉ đạt 57,62% số cổ phần có quyền biểu quyết nên Eximbank thông báo đại hội không thể tiến hành. Được biết, ĐHĐCĐ thường niên lần thứ hai sẽ được triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ hôm nay.

Các nhà đầu tư và dư luận chờ đón ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank bởi có nhiều vấn đề liên quan đến các nhóm cổ đông và tranh cãi quyết định bầu tân Chủ tịch HĐQT và "ghế trống" Tổng giám đốc.

Trước đó, Eximbank đã chính thức lên tiếng về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc và bầu bà Lương Thị Cẩm Tú thay thế.

Theo đó, Eximbank cho biết, ngày 22/3/2019 vừa qua, được sự tín nhiệm và thống nhất của Hội đồng Quản trị, ngân hàng đã ra Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) thay cho ông Lê Minh Quốc – Thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Theo Eximbank, việc Hội đồng quản trị đã tổ chức họp phiên 22/3/2019 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp (Điều 53) và theo điều lệ Eximbank (Điều 44). Đồng thời, số lượng thành viên Hội đồng quản trị tham dự đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó có sự đồng thuận của hai thành viên Hội đồng quản trị đại diện cho cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation - Cổ đông chiến lược của Eximbank.

Ngân hàng cũng cho biết, Hội đồng Quản trị đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị mới.

"Trong thời gian qua, vấn đề nhân sự luôn là điểm nóng của Eximbank, đặc biệt là vấn đề của các nhóm cổ đông tại ngân hàng. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều thông tin không chính thống, mang tính suy diễn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà băng này, nhất là khi ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán'', Eximbank cho biết.

Văn Huy
Phiên bản di động