Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhưng chưa “hóa rồng, hóa hổ”

Sáng 30/10, thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) đánh giá, kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa “hóa rồng, hóa hổ”.
Kinh tế Việt Nam có thêm 203,5 nghìn tỷ đồng từ chứng khoán Vingroup mở công ty con nghìn tỷ, kinh tế Việt Nam bứt phá Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất gần một thập kỷ

GDP bình quân đầu người Việt Nam thua thế giới 8.400 USD

Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, năm 2018, GDP bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD. Tăng trưởng của Việt Nam là nhanh, bình quân 7%/năm trong hơn 20 năm, giai đoạn này thấp hơn 7% nhưng vẫn là cao so với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì GDP của thế giới ngày một cách xa so với Việt Nam. Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn Việt Nam 3.900 USD, nhưng đến nay khoảng cách đã là hơn 8.000 USD.

“Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào tốp đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn, nên vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới dù bước chậm, nhưng lại đi được những bước dài hơn”, đại biểu Hàm nói.

kinh te viet nam phat trien nhanh nhung chua hoa rong hoa ho
Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu thảo luận sáng 30/10

Theo đại biểu Hàm, 30 năm là khoảng thời gian để nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản “hóa rồng, hóa hổ” nhưng 30 năm qua, Việt Nam tăng trưởng nhanh mới chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

“Tụt hậu về kinh tế, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là do chưa đột phá thành công các vẫn đề cốt lõi của tăng trưởng theo chiều sâu và là căn nguyên dẫn đến chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chưa “hóa rồng, hóa hổ”, ông Hàm phân tích

Trong điều kiện thế giới và khu vực nhiều biến động, khó lường, theo ông Hàm, giải pháp của Chính phủ đưa ra là đầy đủ và toàn diện nhưng với nội lực, bối cảnh như vậy cần có mũi nhọn đột phá trọng tâm để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Đại biểu đoàn Phú Thọ chỉ ra 3 vấn đề cốt lõi cần dành nguồn lực, thực hiện bằng được để tăng trưởng theo chiều sâu đó là: Trình độ lao động; Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; Khởi nghiệp sáng tạo.

Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cũng bày tỏ băn khoăn về việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, có tiền không tiêu được. Theo ông Hàm, nhiều công trình thiếu vốn trong khi nhiều công trình không giải ngân hết kế hoạch vốn cho thấy lập kế hoạch không sát, không theo dõi, tổng hợp sát sao để điều chỉnh vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Đặc biệt lãng phí khi vốn ODA không giải ngân được, không dùng nhưng vẫn phải trả phí cam kết.

Cần cải cách mạnh mẽ hơn

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam vẫn có một năm thành công, cả 12 chỉ tiêu về kinh tế đều đã hoàn thành, kinh tế vĩ mô ổn định, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, tăng trưởng đạt 6%, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.

Ông Lộc nêu một số điểm sáng của nền kinh tế như lạm phát được kiềm chế dưới 3%; thất nghiệp dưới 4%; tăng trưởng ước đạt 6,8% cho cả năm; trên 130.000 doanh nghiệp thành lập mới…

Nhìn về tầm nhìn năm 2020 và những năm tiếp theo, Chủ tịch VCCI cho rằng chúng ta chưa thể yên tâm. Mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng 6,8% là "rất gian nan".

"Trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới đang giảm tốc và theo dự báo có khả năng tiến tới ngưỡng suy thoái toàn cầu thì mức tăng trưởng 6,8% của một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như nước ta liệu có khả thi?", ông Lộc đặt câu hỏi.

“Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rất nhiều chuyên gia dự báo rằng: Việt Nam sẽ hưởng lợi, sẽ trở thành công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng thực tế lại không chứng minh điều đó, mà ngược lại, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, ông Lộc khẳng định.

Ông Lộc nêu con số trong 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu của chúng ta chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ 2018, chỉ còn bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái là 15,4% và bằng khoảng 1/3 của mức tăng trên 20% của những năm trước nữa...

Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng, động lực chính tăng trưởng trong thời gian tới là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, 3 năm liên tiếp nguồn thu từ doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu, chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn. Do đó, ông đề nghị cải cách mạnh mẽ hơn nữa điều kiện kinh doanh, thể chế, để doanh nghiệp phát triển, nếu không thì Việt Nam có nguy cơ tụt hậu.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động