Kiểm toán Nhà nước sẽ ''soi'' xử lý nợ xấu tại 18 ngân hàng lớn

Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 tại Ngân hàng Nhà nước cùng nhiều ngân hàng lớn như VPBank, BIDV, HDBank, Sacombank, Techcombank...
Ngành ngân hàng lạc quan về tình hình kinh doanh năm nay Tranh chấp tín dụng, một khách hàng phải hoàn trả SHB hơn 500 triệu đồng Hệ thống ngân hàng đã xử lý hơn 204 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 590/QĐ-KTNN ban hành Đề cương kiểm toán Chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42)về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Mục tiêu kiểm toán là nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại các tổ chức tín dụng thông quá đó chỉ ra các sai phạm nhằm kiến nghị kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; đánh giá việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 42 trên cơ sở đó xác định kết quả đạt được, chưa đạt được; những khó khăn, vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện để đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong đó đánh giá tình hình và tiến độ xử lý các khoản nợ xấu theo NQ42; việc ban hành cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện thu hồi nợ xấu theo NQ42; công tác xây dựng và phê duyệt triển khai phương án thực hiện xử lý nợ xấu theo Nghị quyết; kết quả đạt được, chưa đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

kiem toan nha nuoc se soi xu ly no xau tai 18 ngan hang lon
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nằm trong danh sách kiểm toán.

Theo đó, tại Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước sẽ đánh giá chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra giám sát trong việc thực hiện NQ42. Cụ thể, việc ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42 trên các mặt: xử lý nợ xấu, các giải pháp để hạn chế nợ xấu; tính công khai, minh bạch trong việc phát mại, bán các khoản nợ, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ để thu hồi nợ xấu; Công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện thu hồi nợ xấu theo NQ42; công tác phê duyệt triển khai phương án thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42; công tác tổng kết kết quả thực hiện; việc phối hợp với các đơn vị nhằm thực hiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Còn tại các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán công tác xây dựng phương án và tổ chức thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 đối với các đơn vị được chọn mẫu kiểm tra; đối với VAMC đánh giá thêm việc mua bán, xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP.

Tại đợt này, Kiểm toán Nhà nước sẽ tổ chức kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (trong đó có kết hợp đối chiếu tại 18 tổ chức tín dụng; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Thời kỳ được kiểm toán là từ 15/8/2017- 31/12/2018.

Cụ thể, các tổ chức tín dụng kiểm toán gồm: Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB Bank); Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank); Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP An Bình (ABB); Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank); Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank); Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank); Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank). Đặc biệt, có 2 ngân hàng có vốn Nhà nước là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, từ 15/8/2017 đến 30/6/2018, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm nợ xấu được xử lý bằng DPRR). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,2 nghìn tỷ đồng chiếm 50,78% tổng nợ xấu đã xử lý; xử lý các khoản nợ hạch toán ngoài bảng cân đối là 21,5 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,61% tổng nợ xấu đã xử lý, xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC bằng trái phiếu đặc biệt là 46,4 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 33,59% tổng nợ xấu đã xử lý. Ngoài ra đến thời điểm cuối tháng 6/2018 các tổ chức tín dụng đã sử dụng 61,04 nghìn tỷ đồng DPRR để xử lý nợ xấu nội bảng.

Trong đó, nợ xấu của 6 tổ chức tín dụng (Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Techcombank, Sacombank) được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn để tập trung chỉ đạo xử lý nợ xấu chiếm 52,78% nợ xấu toàn hệ thống, kết quả xử lý nợ xấu của 6 tổ chức tín dụng này đạt 77,6 nghìn tỷ đồng (không bao gồm xử lý nợ xấu bằng DPRR) chiếm tỷ trọng 56,3% nợ xấu theo Nghị quyết 42 được xử lý toàn hệ thống.

Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 chủ yếu từ khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, theo đó nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước có tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã được xử lý (không bao gồm DPRR) ước đạt 68,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 49,8% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý trên toàn hệ thống. Ngoài ra khối ngân hàng thương mại nhà nước đã sử dụng 43,8 nghìn tỷ đồng DPRR để xử lý nợ xấu nội bảng.

Trong năm 2018, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 183/568 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đạt trên 32,22% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42. Ngoài ra các tổ chức tín dụng ước tính đã sử dụng 83,6 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng. Xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ, đến cuối tháng 12/2018 đạt 83,35 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% tổng xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã xử lý.

Văn Huy
Phiên bản di động