Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị

Chiều nay (26/7), Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Bảo vệ không gian xanh đô thị” nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng thiếu không gian xanh trong các khu đô thị và những hệ lụy do thiếu không gian xanh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị và môi trường.
Quận Thanh Xuân: Chú trọng tuyên truyền, tạo chuyển biến về trật tự và văn minh đô thị Xây dựng thị trấn Thanh Hà (Hải Dương) trở thành đô thị loại IV sau năm 2030 Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy đối với hộ dân sinh sống trong đô thị

Những hệ lụy do thiếu không gian xanh đô thị

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, nhà báo Khánh Toàn, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ: Quá trình đô thị hóa mang lại cho các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh một bộ mặt mới khang trang hiện đại hơn nhưng đi liền với đó là phần không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp.

“Việc tuỳ tiện điều chỉnh quy hoạch cũng khiến không gian xanh bị giảm đi đáng kể, nhiều diện tích được quy hoạch làm khu cây xanh nhưng cũng đc điều chỉnh công năng sang nhà chung cư thương mại, dịch vụ, văn phòng… Ngoài việc diện tích cây xanh đang bị thu hẹp thì các ao, hồ cũng bị giảm đi rất nhiều do phát triển đô thị”, nhà báo Khánh Toàn nhấn mạnh.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị

Nhà báo Khánh Toàn, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu tại Tọa đàm

Chia sẻ bức tranh tổng thể về thực trạng không gian xanh trong đô thị hiện nay, Ths. Trần Thị Thanh Ý, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và phát triển đô thị cho biết: Trong các văn bản chính sách của chúng ta thì vấn đề cây xanh đô thị được đề cập rất nhiều và đầy đủ theo từng tầng bậc. Có thể thấy vấn đề cây xanh đô thị đã được đề cập rất nhiều.

“Cụ thể, chúng ta có Nghị định 64 năm 2010 quy định về những cây xanh đô thị. Sau đó, chúng ta có quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật về quy hoạch xây dựng, trong đó cũng đề cập những tiêu chuẩn về cây xanh đô thị. Chúng ta cũng có những tiêu chuẩn, nghị định cho diện tích cây xanh trong khu vực vì hiện nay theo từng bậc phân loại đô thị của nước ta có 5 đô thị theo từng cấp, mỗi đô thị có chỉ tiêu cây xanh khác nhau”, Ths. Trần Thị Thanh Ý chia sẻ.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị
Ths. Trần Thị Thanh Ý - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và phát triển đô thị

Có thể thấy rằng, cây xanh chính là lá phổi của toàn đô thị, nếu diện tích không gian xanh của đô thị từ khoảng 20-50% sẽ giảm được nhiệt độ của đô thị từ 3-7 độ. Do đó, yêu cầu về cây xanh đô thị là yếu tố bắt buộc để xây dựng một đô thị xanh, văn minh. Các quy định hiện hành về cây xanh đô thị hiện nay nêu rõ có 3 loại gồm cây xanh công cộng (cây trên đường phố, vườn hoa, công viên); Cây xanh hạn chế (các cây được sử dụng trog các công trình, các tổ chức, cá nhân như trường học, nhà ở và các trụ sở cơ quan); Cây xanh chuyên dụng (các cây xanh có ích cho môi trường).

Trao đổi tại buổi Tọa đàm, KTS Đinh Đăng Hải, chuyên gia cao cấp Chương trình Thành phố Sống tốt cho biết: Nói đến quy hoạch không gian xanh có nhiều vấn đề được truyền thông đề cập đến vai trò của không gian xanh, không gian công cộng.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị
KTS Đinh Đăng Hải - Chuyên gia cao cấp - Chương trình Thành phố Sống tốt

“Không gian xanh đều có trong các quy chuẩn phát triển không gian xanh đô thị như diện tích bình quân, theo quy chuẩn 01/2021 của Bộ Xây dựng, loại cao nhất là đô thị đặc biệt là 7m2/người, đối với loại đô thị đặc biệt như Hà Nội là 9m2, đây là tiêu chuẩn WHO đã đề xuất và Việt Nam đang hướng đến.

Hiện các đô thị mới chưa đáp ứng được kiểm soát quy hoạch, cũng như quản lý thực hiện. Cái khó khi quy hoạch không gian sống xanh tại các đô thị như trường hợp của Hà Nội là đô thị lịch sử có từ hàng nghìn năm, quỹ đất không còn để phát triển cây xanh.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị
Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Bức tranh toàn cảnh cho thấy để đạt quy chuẩn ban đầu rất khó. Tôi muốn nhấn mạnh hạn chế quỹ đất, khoảng cách của không gian công cộng trong thành phố rất quan trọng. Chúng ta ít đề cập đến lợi ích sức khỏe đặc biệt cho nhóm yếu thế như người già, trẻ nhỏ để mọi người rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân”, KTS Đinh Đăng Hải nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Hiện nay thực tế đáng buồn tại tất cả đô thị đang rất thiếu không gian xanh. Tại quy chuẩn 01/2021 của Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn về không gian xanh 7m2/đầu người, tuy nhiên tại Hà Nội hiện nay chỉ đạt khoảng 2m2/đầu người. Do đó cho thấy đang thiếu hụt trầm trọng về không gian xanh.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị
Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Khi chất lượng môi trường suy giảm, không khí bị ô nhiễm, mảng xanh đô thị bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến cư dân đô thị. Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Kim Chi cho biết: Cây xanh quang hợp tạo ra khí oxy, tán cây có vai trò cao trong tránh ánh nắng, ngăn tia UV, giảm nhiệt độ trung bình tại khu vực nhiều cây xanh, hấp thụ bụi, tác dụng của cây xanh rất lớn với chất lượng môi trường. Thiếu cây xanh làm chất lượng môi trường không khí suy giảm, ảnh hưởng chất lượng người dân sống ở khu vực đó, không có cây xanh sẽ gây ra bệnh hô hấp cho người dân, kể cả ung thư, do hấp thụ khí độc. Vì vậy, vai trò của cây xanh rất quan trọng, đặc biệt khu đông người, khu đô thị.

Tìm giải pháp kiến tạo không gian xanh trong đô thị

Nói về giải pháp thúc đẩy phát triển không gian xanh trong đô thị, định hướng cho các đô thị của Việt Nam có hướng đi bền vững, đúng đắn đáp ứng đồng thời mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, KTS Đinh Đăng Hải cho rằng: Cây xanh chiếm phần lớn trong công viên nên việc quy hoạch cây xanh tại các công viên, không gian công cộng thì số lượng và diện tích không gian xanh sẽ tăng. Sân của các tòa nhà sẽ tăng dù không nhiều nên khi có quy hoạch thì việc phát triển hệ thống cây xanh tăng lên giúp phần không gian xanh cũng tăng lên.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Để phát triển mảng không gian xanh ở Việt Nam, góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế như Canada, Singapore, Thái Lan… cho thấy có nhiều thành phố, họ có các tổ chức hội đồng phát triển cây xanh đô thị bao gồm các đơn vị đại diện thực hiện thiết kế, đầu tư thực hiện phát triển không gian công cộng. Những người này là chuyên gia nhà quản lý đại diện cho người dân để phát triển không gian công cộng.

Ở Việt Nam như ở Hội An hiện cũng có tổ công tác không gian công cộng như công an, những người quản lý địa phương. Những người này có thể biết khu đất tại các địa phương có thể phát triển không gian công cộng từ đó họ kêu gọi đầu tư, thực hiện tăng sự giám sát việc phát triển không gian cộng cộng.

Không gian xanh góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị
Nhà báo Khánh Toàn -Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm

Ngoài ra, để phát triển không gian xanh tại các khu đô thị, cần có chính sách hỗ trợ các nhóm, tổ chức, thành phần kinh tế, khu vực ngoài nhà nước tham gia phát triển không gian công cộng vì thực tế có các doanh nghiệp đã đầu tư trồng cây xanh, tạo không gian xanh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có thông điệp truyền thông đúng mục tiêu trong công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền đúng nhận thức thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của từng người. Từ đó công tác phát triển không gian xanh trong đô thị có hiệu quả hơn.

Một giải pháp kiến tạo không gian xanh trong đô thị hiệu quả thời gian tới được các khách mời nhấn mạnh chính là phát huy vai trò cảu cộng đồng, người dân. Để làm tốt điều này thì công tác truyền thông đúng trọng tâm, mục tiêu và đúng đối tượng là điều vô cùng cần thiết.

Quận Thanh Xuân: Chú trọng tuyên truyền, tạo chuyển biến về trật tự và văn minh đô thị Quận Thanh Xuân: Chú trọng tuyên truyền, tạo chuyển biến về trật tự và văn minh đô thị
Xây dựng thị trấn Thanh Hà (Hải Dương) trở thành đô thị loại IV sau năm 2030 Xây dựng thị trấn Thanh Hà (Hải Dương) trở thành đô thị loại IV sau năm 2030
Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy đối với hộ dân sinh sống trong đô thị Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy đối với hộ dân sinh sống trong đô thị
Thanh Tùng
Phiên bản di động